Ba ngân hàng đầu tiên sáp nhập
Tại cuộc giao ban báo chí Tại Bộ Thông tin và truyền thông 6/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, ngay trong ngày hôm nay, ba ngân hàng đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh sẽ ký kết để sáp nhập, hợp nhất.
Ba ngân hàng đi đầu sáp nhập này là Ngân hàng cổ phần Đệ Nhất (Ficombank), Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank), và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
Thống đốc cho biết, các ngân hàng này sáp nhập trên tinh thần tự nguyện và đây là bước đi đầu tiên trong quá trình tái có cấu ngân hàng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, cả ba ngân hàng này đã gặp những khó khăn về thanh khoản chủ yếu do dùng nhiều vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Có thời điểm, ba ngân hàng này đã mất khả năng thanh toán tạm thời.
Sau khi được Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho cả ba ngân hàng này, nên tình hình ổn hơn. Việc ba ngân hàng này sáp nhập sẽ hỗ trợ cho nhau, phát huy được thế mạnh chung và ba tiết giảm chi phí vận hành nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn, với khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, mạng lưới rộng hơn.
Tái cơ cấu ngân hàng đã có bước đi mạnh mẽ đầu tiên. |
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: "Quyền lợi của người gửi tiền hợp pháp được đảm bảo, bởi thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản cho ba ngân hàng này và sắp tới ngân hàng sau hợp nhất lại có sự tham gia của Nhà nước".
Được biết, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tham gia trong quá trình tái cơ cấu và có chân trong ngân hàng mới sau hợp nhất ở các vị trí từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các phòng ban quan trọng. BIDV sẽ tham gia với tư cách cách đại diện vốn Nhà nước và với tư cách này, địa diện nhà nước sẽ đảm bảo cho ngân hàng sau hợp nhất không bị phá sản, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Ngay trong ngày hôm nay, BIDV sẽ cùng Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đang họp bàn cùng ba ngân hàng để có thể tiến tới ký kết các văn bản sáp nhập
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đệ Nhất với tên thương mại là Ficombank thành lập ngày 13/05/1993, từ tháng 7/2011 ngân hàng này đã tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Mới đây, ngân hàng này đã khánh thành và chuyển đến trụ sở mới tại Trần Hưng Đạo - TP. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng Thương mại cổ phần Tân Việt được thành lập từ 22/8/1992, đến 18/01/2006, Ngân hàng Thương mại cổ phần Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Thái Bình Dương. Tháng 1/2009 Ngân hàng Thương mại cổ phần Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa. Năm 2009, ngân hàng này đã tăng vốn điều lệ hai lần lên 1.133 tỷ đồng và sau đó lên 3.399 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn là đơn vị mới được Ủy ban Chứng khoán chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng. Theo đó, một cổ động lớn là Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng nhà và kinh doanh nhà Phú Nhuận.
Chủ trương tái cơ cấu ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước trong đó khuyến khích sáp nhập hợp nhất tự nguyện giữ các ngân hàng đã được công bố từ tháng 9/2011. Tại trả lời chất vấn Quốc hội mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã khẳng định, việc tái cơ cấu nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả các ngân hàng. Việc tái cơ cấu sẽ không ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống và đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Theo VTC
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Đà Nẵng: Lượng khách du lịch lưu trú qua đêm tăng mạnh
Vi phạm quy định hạn chế giao dịch ký quỹ, Chứng khoán DNSE bị xử phạt