Ba thách thức của thị trường ô tô Trung Quốc
Chỉ mấy năm trước đây, các hội trường lớn đều vang tiếng những nhà sản xuất ô tô thảo luận về triển vọng tươi sáng của thị trường kinh doanh ô tô tại Trung Quốc.
Tại thời điểm đó, ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc là lĩnh vực được các nhà lập pháp Trung Quốc ưu tiên phát triển và là một trong những đối tượng chính nhận được gói kích thích kinh tế trị giá 644,26 nghìn tỷ USD.
Thời đại hoàng kim này đã thu hút được sự đầu tư của tỷ phú Warren Buffett vào công ty BYD. Thậm chí, hãng sản xuất ô tô Geely Automobile còn bỏ ra 1,8 tỷ USD để mua lại đối thủ Volvo của Thụy Điển.
Chỉ tính riêng năm 2013, doanh thu của ngành ô tô tại thị trường Trung Quốc tăng 15,7%, đạt 17,9 triệu chiếc.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứ dự đoán rằng thị trường ô tô Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm nay, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất trong nước, do ô nhiễm môi trường và những thay đổi trong chính sách của chính phủ nước này.
Thị trường xe điện: Tesla thắng BYD
Sự thành công của hãng sản xuất ô tô điện Tesla của tỷ phú Elon Musk đã lan sang thị trường châu Á, bao gồm cả Trung Quốc. Mẫu xe Model S của hãng đã được nhận được nhiều đơn đặt hàng từ Trung Quốc.
Trong khi đó, nhà sáng lập BYD – Wang Chuanfu vẫn chưa thể thực hiện được chiến lược sản xuất xe điện hàng loạt như ông đã nói với báo chí năm 2010.
Rõ ràng là các hãng sản xuất ô tô trong nước của Trung Quốc đang bị thất thế trên chính sân nhà của bình bởi đối thủ nặng ký của Mỹ.
Thương hiệu Trung Quốc mất giá
Có một sự thật ở Trung Quốc là các hãng xe mang thương hiệu nước ngoài hấp dẫn khách hàng hơn xe trong nước. Những người lái một chiếc xe Beetle hoặc Buick sẽ được cho là thuộc tầng lớp giàu có trong xã hội Trung Quốc.
Bởi vậy, để cạnh tranh được với các đối thủ ngoại, các hãng xe trong nước của Trung Quốc cần phải nỗ lực gấp đôi trong việc quảng bá những mẫu xe có khuôn mẫu không mấy nổi chội của mình.
Theo số liệu của Hiệp hội các chà sản xuất ô tô Trung Quốc, thị phần của các hãng ô tô trong nước của Trung Quốc đã giảm từ 41,9% năm 2012 xuống còn 40,3% năm 2013. Gần 60% thị trường này hiện đang được sở hữu bởi các thương hiệu Đức, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Pháp.
Tình hình của các công ty trong nước sẽ trở tồi tệ hơn nếu chính phủ nước này không hỗ trợ về mặt chính sách cho họ.
Ưu tiên đối phó với ô nhiễm không khí
Trong khi chính phủ Mỹ tuyên dương sự đóng góp của Ford và General Motor vào việc giải quyết việc làm cho người Mỹ, thì Chính phủ Trung Quốc buộc phải từ bỏ những chính sách ưu tiên thúc đẩy GDP để giải giải quyết vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng tại nước này hiện nay.
Vấn đề về ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc đang tăng lên mức báo động buộc chính phủ nước này phải đưa ra những biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn những bất ổn về kinh tế - xã hội. Một trong những “thủ phạm” của sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng chính là khí thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.
Theo đó, các chính quyền địa phương của Trung Quốc sẽ phải giới hạn số lượng đăng ký biển xe mới như một cách để giảm số lượng sở hữu ô tô. Những chính sách bất lợi về sở hữu ô tô cộng với những vấn đề về hạ tầng giao thông kém chất lượng sẽ là những rào cản lớn cho hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất ô tô tại thị trường Trung Quốc trong thời gian tới.
Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc cũng đang cẩn trọng hơn trong việc giải ngân những chính sách kích thích kinh tế của mình và thực hiện những biện pháp thắt chặt tài khóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT