Bài học quản lý từ Napoleon Bonaparte
Napoleon Bonaparte từng tạo nên một đế chế Pháp hùng mạnh trải dài khắp châu Âu trong những năm ông trị vì (1804-1814). Và mặc dù đã bị buộc thoái vị và bị lưu đày ra đảo Saint-Helena ở Đại Tây Dương rồi mất ở đây, Napoleon vẫn được xem là một nhà lãnh đạo xuất sắc, người hiểu rõ sự linh hoạt cần thiết trong cách quản lý của một nhà lãnh đạo với một tập thể lớn để giành chiến thắng cuối cùng.
Những bài học về quản lý của ông không chỉ đúng trong quân sự mà còn được vận dụng rộng rãi trong kinh doanh, đặc biệt là trong các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
"Napoleon xem tinh thần chiến đấu của binh sĩ là yếu tố rất quan trọng quyết định đến kết quả của trận đánh. Với việc cổ vũ tinh thần cho binh lính, ông có thể đánh bại một đội quân lớn mạnh gấp 3 lần đội quân của mình", tác giả Robert Greene viết trong cuốn "The 33 Strategies of War" (33 chiến lược của chiến tranh).
Trong cuốn sách này, Robert Greene đã làm nổi bật chiến lược quản lý quân đội của một số vị tướng vĩ đại nhất thế giới, từ Alexander Đại đế của thời cổ đại, đến Napoleon của thời cận đại hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp của thời hiện đại.
Dưới đây là 7 bài học quản lý từ vị tướng Napoleon mà những lãnh đạo doanh nghiệp nên học để khích lệ tinh thần nhân viên làm việc hết năng suất của họ:
Đoàn kết mọi người vì một mục tiêu chung
Hãy đưa ra một mục tiêu nào đó để toàn thể mọi người trong công ty cùng phấn đấu thực hiện. "Mục tiêu có thể là bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng nó phải tiến bộ: phù hợp với thời điểm, có triển vọng và khả năng thành công cao", Greene viết.
Đồng thời, đừng quên nhắc nhở nhân viên của bạn rằng họ là một phần không thể thiếu của công ty trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh, thậm chí, truyền cảm hứng để họ cố gắng đánh bại đối thủ.
Giữ cho nhân viên luôn bận rộn
Khi những người lính đang phòng thủ, chờ đợi đáp trả những cuộc tấn công tiếp theo, tinh thần của họ thường đi xuống, họ có thể trở nên tự mãn hoặc lo lắng. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với một công ty khi công ty đó không đưa ra được một chiến lược hoặc sáng kiến để tiến về phía trước.
Vào tháng 4/1796, Napoleon trở thành thống soái chỉ huy quân đội Pháp chiến đấu với quân Áo tại Ý, nhưng ông đã không nhận được sự hoan nghênh của binh lính bởi họ cho rằng ông quá thấp, quá trẻ và quá thiếu kinh nghiệm để trở thành một nhà lãnh đạo. Vì vậy, họ đã mất niềm tin vào cuộc chiến đấu cho lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp.
Sau một vài tuần không thay đổi được tình hình, Napoleon đã quyết định hành động và ông tin chắc rằng kế hoạch của mình sẽ thành công. Ông đưa họ đến một cây cầu, trước những người lính, ông đã đưa ra một bài phát biểu đầy nhiệt huyết.
Với hành động này, Napoleon đã dễ dàng chiếm được lòng tin của binh lính và thúc đẩy họ tiến lên phía trước trong những trận chiến sau này.
"Sau ngày hôm đó, Napoleon đã có sự quan tâm đầy đủ từ những người lính của mình", Greene viết.
Tất nhiên điều này không phải để làm "hư hỏng" nhân viên của bạn, nhưng bạn cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của họ. Nếu không, họ sẽ cảm thấy không hài lòng về cách đối xử của bạn với nhưng gì họ đã cống hiến cho công ty, thậm chí bạn có thể để mất những nhân viên tốt nhất vào tay đối thủ cạnh tranh nếu bạn chỉ tập trung vào mục tiêu của công ty và không quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi cho nhân viên, Greene viết.
Napoleon biết rằng nhiều người trong quân đội của ông đã cảm thấy nhớ nhà và mệt mỏi. Đó là lý do tại sao ông đã gặp riêng từng binh sĩ, chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ, Greene viết.
Trong những thời điểm mà tinh thần của cả đội quân đi xuống, Napoleon thường động viên tinh thần và chia sẻ với họ để họ biết rằng ông luôn quan tâm và chú ý đến những hy sinh của từng người.
Luôn là người đi tiên phong
Ngay cả những người lao động hăng hái nhất đôi lúc cũng có thể giảm nhiệt tình, và do đó bạn cần phải cho họ biết rằng bạn đang ở bên cạnh họ.
"Trong giây phút hoảng loạn, mệt mỏi, vô tổ chức, hoặc bất kỳ lý do nào khác khiến cho những người lính gục ngã, sự sát cánh của người chỉ huy để vực dậy tinh thần họ là rất quan trọng", Erwin Rommel, thống chế quân đội Đức (người từng có chiến thuật chiến tranh khiến cho hai vị tướng của đối thủ là Tướng George S. Patton của Mỹ và Thủ tướng Anh Winston Churchill phải ngả mũ) viết.
Tạo sự hấp dẫn với những người dưới quyền
Các nhà lãnh đạo tốt nhất có thể tạo ra khung cảnh như trong một bộ phim. Bằng cách kể một câu chuyện hoặc một trò đùa hài hước trước khi bắt tay vào công việc, họ sẽ tạo nên không khí thoải mái và giảm bớt sự e dè của nhân viên, Greene nói.
Hanibal Barca, vị tướng vĩ đại thời La Mã thường có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết để "đốt cháy" tinh thần của những người lính trước mỗi trận chiến. Nhưng ông cũng biết những bài phát biểu sẽ trở nên khó khăn hơn nếu những người lính biết rằng họ sắp bước vào một cuộc chiến mà nguy cơ hy sinh sẽ rất cao. Khi đó, Hannibal lựa chọn cách đưa ra những trò giải trí vui nhộn hoặc kể những câu chuyện hài hước để khiến cho tất cả các binh sĩ của ông cười, Greene viết.
Cân bằng sự trừng phạt và khen thưởng
"Hãy làm cho những "người lính" của bạn cạnh tranh để làm hài lòng bạn hoặc làm cho họ phải phấn đấu để không bị phạt và được đối xử tốt hơn", Greene viết. Điều này không có nghĩa là tại nơi làm việc bạn cần phải khiển trách những nhân viên không đáp ứng được sự mong đợi của bạn, nhưng cũng đừng "khen thưởng" quá mức dù họ có làm việc tốt đến đâu, để tránh sự tự mãn.
Xây dựng "một nhóm huyền thoại"
"Những người lính đã chiến đấu bên cạnh nhau qua rất nhiều cuộc chiến. Họ tự hào về điều đó. Vậy tại sao bạn không tạo nên "một nhóm huyền thoại" vinh danh những chiến thắng của họ?", Greene nói, "Thành công sẽ giúp mang những người trong một nhóm lại gần nhau hơn. Vì vậy hãy tạo ra một biểu tượng và khẩu hiệu phù hợp với "nhóm huyền thoại". Binh lính của bạn chắc chắn sẽ muốn gia nhập nó".
Khi Tướng George Washington tìm kiếm một nơi để đặt doanh trại quân đội vào mùa đông khắc nghiệt năm 1777-1778, ông đã chọn Valley Forge, Pennsylvania. Washington và những người lính đã phải chịu đựng những ngày tháng đói rét và sự lây lan của bệnh tật. Tính đến cuối tháng 2/1778, có tới 2.500 binh lính đã chết. Tuy nhiên, những người sống sót vẫn cảm thấy tự hào vì họ chứng minh được rằng họ đã vượt qua thử thách khó khăn nhất và không có gì có thể ngăn chặn họ chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống lại người Anh.
Tháng 5/1778, quân đội Mỹ đã công bố quyết định liên minh với quân đội Pháp để tăng cường sức mạnh và thể hiện quyết tâm hơn bao giờ hết.
DNSG
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo