Môi trường

Bão mặt trời đã tan, hậu quả vẫn chưa lường

Một cơn bão mặt trời trong từ trường trái đất coi như đã tan, nhưng những hậu quả bất lợi vẫn có thể xảy ra, theo đánh giá của các chuyên gia.

“Chuyến tàu đã đi qua, và còn đang đi tiếp, và giờ đây chúng ta chờ xem nó sẽ xáo động tới đâu,” BBC dẫn lời nhà khoa học Joseph Kunches nói - ông chuyên về thời tiết thuộc NOAA (Cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia) của Mỹ.

 

Những phân tử tích điện từ mặt trời sẽ đi qua trái đất vào hôm nay, thứ sáu 9/3/2012.

 

Có những quan ngại cho rằng sự bùng phát một khối lượng lớn gió mặt trời (CME) có thể tàn phá các vệ tinh và lưới điện trên trái đất. Tuy nhiên, cho đến giờ này, TS Kunches nói, nói cho cùng, nó cũng chưa là một sự kiện gì kinh khủng.

 

CME hiện nay đang di chuyển với tốc độ khoảng 1.300km/giây, bắt đầu tiếp cận trái đất vào sáng thứ năm 8.3, sau khi phát ra hai vệt sáng đặc biệt mạnh vào đầu tuần này.

 

Hoạt động gần bề mặt mặt trời đang nổi lên và giảm xuống theo chu kỳ 11 năm với đỉnh cao vào năm 2013 hoặc 2014.

 

Một số vệt sáng là hậu quả của CME – phóng xuống một khối khổng lồ những phân tử tích điện va mạnh về phía trái đất với vận tốc lên đến hàng triệu km/giờ.

 

Từ trường trái đất bảo vệ trái đất chống lại những sự công phá mạnh mẽ thường xuyên của các phân tử năng lượng cao từ mặt trời hoặc từ bất cứ nơi nào trên vũ trụ.

 

Tuy nhiên, bão mặt trời được đánh dấu bằng sự bùng lên các CME có thể làm gián đoạn từ trường đủ để tạo ra một hậu quả trên bề mặt trái đất – làm hư hỏng các lưới điện hoặc làm gián đoạn các thiết bị điều khiển trong không gian.

 

Trong số các hậu quả, nhẹ nhàng nhất là sự rối loạn từ trường có thể làm cực quang phương bắc (còn gọi là ánh sáng phương bắc) thấy được ở những vĩ độ gần đường xích đạo hơn. Nhưng điều đó thường không rõ ràng, thậm chí cho đến phút chót, những hậu quả nghiêm trọng như thế nào hoặc to tát đến đâu sẽ xảy đến cho trái đất – điều này tuỳ thuộc liên kết từ trường của vật chất bên trong CME vốn rất khó dự đoán.

 

Vì những phần khác nhau của khối khổng lồ phân tử tích điện có thể có những liên kết khác nhau, các nhà khoa học cho rằng cơn bão còn có thể có những hậu quả tai hại khi nó đi qua.

 

Mặc dầu các nhà khoa học về thời tiết vũ trụ chưa thấy hoạt động đáng kể nào kể từ khi những vệt sáng khởi phát từ cơn bão, họ vẫn tiếp tục quan sát cẩn thận bề mặt mặt trời.

 

 

Cực quang phương bắc và cực quang phương nam có thể thấy được.
Hoạt động mặt trời tác động đến trái đất như thế nào

 

Theo SGTT

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo