Quốc tế

Báo Nga: Nhật Bản lại sẵn sàng thách thức quân sự?

(DNVN) - Mới đây, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để bày tỏ sự bất bình về hành động của các tàu Trung Quốc ở biển Hoa Đông, xung quanh quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) đang có tranh chấp.

Không có gì bí mật về việc Trung Quốc tiến hành chính sách đối ngoại ngày càng tích cực thách thức Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối lại, vào đầu năm 2015, Tokyo đã phê duyệt ngân sách quân sự lớn nhất trong lịch sử nước này gần 42 tỷ USD… Người Nhật hủy bỏ một số qui định hạn chế phát triển công nghiệp quốc phòng, xuất khẩu vũ khí và tăng cường tiếp xúc quân sự với Hoa Kỳ. 

Ngoài ra, Chính phủ đã phê duyệt dự luật cho phép tiến hành các hoạt động quân sự ở nước ngoài, thay đổi triệt để chính sách an ninh của Nhật Bản.

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik (báo Nga), chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov bày tỏ ý kiến ​​rằng, Nhật Bản ngày nay không chỉ sẵn sàng tự vệ, mà sẽ thách thức quân sự thế giới.

Ảnh minh họa.

"Nhật Bản hiện nay đang sở hữu các thiết bị xe bọc thép hiện đại. Quân số Lục quân cho phép Nhật Bản thực hiện hoạt động tấn công quy mô lớn. Thành phần Không quân có các máy bay chiến đấu-ném bom. Từ lâu, Hải quân Nhật Bản cũng không còn đơn thuần mang tính chất phòng thủ".

"Trong trang có các tàu khu trục Mỹ được hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu của người Nhật. Ngoài ra, Nhật Bản đã bắt đầu đóng các tàu sân bay đầy đủ giá trị với trọng lượng rẽ nước 37.000 tấn có khả năng tiếp nhận từ 20 đến 30 máy bay F-35 cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Rõ ràng, những con tàu này được thiết kế cho nhiệm vụ tấn công ở vùng biển xa", chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov nhận định.

Ngoài ra, 3 nguyên tắc phi hạt nhân nổi tiếng của Nhật Bản không có hiệu lực pháp lý mà chỉ có tính chất tuyên bố chính phủ và Nội các luôn có thể hủy bỏ hoặc sửa đổi chúng. Vào tháng 4 năm nay, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng hiến pháp đất nước cho phép sở hữu tiềm năng cần thiết tối thiểu về quốc phòng. Tokyo có mạng lưới rộng các cơ sở hạt nhân và dự trữ lớn plutonium. Nhưng số nhiên liệu này dành cho các nhà máy điện hạt nhân hay phụ vụ nhân bom? 

Ông Konstantin Sivkov trả lời: "Để sử dụng như nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân, uranium hoặc plutonium cần có mức độ làm giàu đến 20 phần trăm. Đối với bom hạt nhân, phải là 90-95 phần trăm. Đây là mức độ làm giàu nguy hiểm cho các nhà máy điện hạt nhân, vì tai nạn có thể xảy ra trong lò phản ứng. Do đó, làm giàu uranium tới mức 90-95 phần trăm là một dấu hiệu chứng tỏ chuẩn bị sản xuất bom hạt nhân. Điều này xảy ra sẽ là một vi phạm trắng trợn Hiến pháp Nhật Bản và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mà Tokyo đã ký. Tóm lại, sẽ là một điểm nóng mới đe dọa hạt nhân ở khu vực Viễn Đông và Đông Nam Á. Xuất hiện ba "đối thủ" có khả năng sử dụng "chiếc gậy hạt nhân" là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Nhật Bản. Một tam giác hạt nhân nguy hiểm trên cơ sở các yêu sách lãnh thổ… Đặc biệt là giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Trong trường hợp gia tăng xung đột, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra."

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản tại Washington, Tổng thống Mỹ đã khẳng định sự bảo đảm an ninh tuyệt đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, không ít lần Washington thể hiện họ muốn đứng sau hậu trường thay vì ló mặt trên các sân khấu xung đột tiềm năng. Nhất là nếu có sự tham dự của Bắc Kinh. Hãy cứ dành vai trò lính tráng cho Philippines, Việt Nam, Ấn Độ và các nước không hài lòng với việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh. Đối thủ chính của Trung Quốc, theo các nhà chiến lược Mỹ, sẽ là Nhật Bản (lại như trong Thế chiến II).

 

Nhưng liệu Tokyo có lý do để mạo hiểm nền an ninh của họ?

Nên đọc
Hòa Lộc (theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo