Bảo quản nông sản bằng công nghệ CAS: Cần một doanh nghiệp tiên phong
Câu chuyện quả vải thiều Việt Nam chuẩn bị được sang Hoa Kỳ, Úc đã mở ra nhiều hy vọng cho các mặt hàng khác của nông sản nước nhà. Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xác định vùng trồng vải thiều tập trung theo tiêu chuẩn GlobalGAP, Bộ Công thương tích cực đàm phán tìm ra được thị trường mới thì vẫn còn một rào cản gây trở ngại cho quá trình “xuất ngoại” của quả vải thiều nói riêng và các loại nông sản khác trong tương lai...
Phương pháp bảo quản nông sản bằng công nghệ CAS
Bên phía nước bạn (Hoa Kỳ, Úc) đặt ra yêu cầu rau quả Việt Nam muốn đặt lên các kệ hàng của họ phải là ‘nông sản sạch’, nhất là phải đảm bảo vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh đã được diệt trừ bằng phương pháp chiếu xạ theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ.
Và hiện nay, cả khu vực phía Bắc chưa có bất kỳ một trung tâm hay doanh nghiệp nào sở hữu phương pháp này, gây rất nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khu vực này.
Tuy nhiên, từ năm 2013 Nhật Bản đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam chuyển giao công nghệ bảo quản Cells Alive System (CAS: Hệ thống Tế bào Còn sống). Công nghệ CAS có thể bảo quản nông sản đông lạnh tươi trong thời gian lâu dài, vẫn giữ nguyên được chất lượng, đồng thời có thể thay thế được các công nghệ khác, như chức năng diệt trừ vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh của công nghệ khác.
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng đang là đơn vị độc quyền nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ CAS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tại sao công nghệ CAS chưa được ứng dụng vào bảo quản nông sản?
Trao đổi vấn đề này với PGS.TS Trần Ngọc Lân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, ông nhận định: “Sau hai năm tiếp nhận và nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS, hiện nay Viện đã hoàn toàn làm chủ được toàn bộ dây chuyền, cách thức vận hành của hệ thống máy thiết bị CAS và đã ứng dụng thực tế trên một số loại hải sản, nông sản có giá trị, chủ yếu là hải sản như cá ngừ, tôm sú.
Đối với trái cây, năm 2014 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng phối hợp với công ty ABI (chủ sở hữu công nghệ CAS – Nhật Bản) đã đưa giới thiệu, quảng bá 10 tấn vải thiều Lục Ngạn được bảo quản bằng công nghệ CAS đến Nhật Bản.
Tại Hội chợ Nông sản ở Tokyo, phản ứng của người dân Nhật với quả vải thiều ‘đông lạnh tươi’ của Việt Nam được đánh giá rất tốt.Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng cũng đang mở rộng đối tượng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các mặt hàng trái cây khác, như quả nhãn, quả xoài, quả thanh long,…
Nhưng để áp dụng được trên bất kỳ dòng sản phẩm nào cũng cần có quá trình nghiên cứu và sự chung tay của nhiều bên liên quan mới áp dụng được ra thực tế”. Nhiều mặt hàng nông sản nước nhà đang ở trong tình trạng sản xuất tới mức dư thừa sản lượng, hàng dồn ứ không xuất đi được.
Thị trường quốc tế rất rộng mở đối với sản phẩm nước ta nhưng phải đạt yêu cầu chất lượng. Cho đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào nước ta đứng ra đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ CAS để giải quyết được vấn đề này.
Theo PGS. TS Trần Ngọc Lân cho biết, CAS là một công nghệ bảo quản hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay, dây chuyền được chuyển giao là một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, tài chính để sở hữu công nghệ này đòi hỏi những doanh nghiệp vừa và lớn mới có thể đủ tiềm lực đứng ra đảm đương.
Cần một doanh nghiệp tiên phong
Về phía Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng luôn sẵn sàng chuyển giao công nghệ CAS cho các doanh nghiệp, các địa phương có nhu cầu sử dụng dây chuyền này vào bảo quản trái cây, hải thủy sản phục vụ xuất khẩu.
Hơn thế nữa, trong giai đoạn đầu, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ hỗ trợ một phần chuyển giao công nghệ. Sau đó doanh nghiệp vẫn cần đầu tư tài chính để mua thiết bị này.
Nhưng đổi lại, những doanh nghiệp tiên phong đi đầu có thể bao tiêu được toàn bộ sản phẩm đầu ra các mặt hàng của nhiều vùng khác nhau. Cơ hội hợp tác, xuất khẩu nông sản – hải sản đến những thị trường nước ngoài giàu tiềm năng cũng rộng mở hơn.
Đại diện Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, PGS. TS Trần Ngọc Lân cho biết thêm, để công nghệ CAS được ứng dụng vào thực tiễn trong bảo quản cho dòng sản phẩm ‘đông lạnh tươi’ của nhiều mặt hàng hải sản, thủy sản và trái cây có giá trị của Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, nhất là Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Khi có được giải pháp tối ưu cho ứng dụng công nghệ CAS, mang lại nhiều hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp và người nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước