Môi trường

Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trước tác động của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới sức khỏe con người, làm gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nước ta đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp, nhiều chương trình nhằm kiểm soát và phòng chống các bệnh dịch, nâng cao nhận thức người dân, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng
Nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH, thiên tai, lũ bão, triều cường, hạn hán xảy ra thường xuyên. Ô nhiễm nguồn nước, môi trường thay đổi, nhiệt độ tăng sẽ làm thay đổi sự phân bố và gia tăng các bệnh truyền nhiễm do nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm… Do biến động cả về số lượng và mức độ gây hại của các trung gian truyền bệnh như: Muỗi, ruồi, chuột, điều này đã làm gia tăng các bệnh  truyền qua vật chủ trung gian.

Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng trước tác động của biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa.

Nên đọc
Các đợt nóng xuất hiện ngày càng nhiều hơn và cường độ mạnh hơn sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong, nhất là người nghèo, người già và trẻ em. Một số bệnh dịch, như: Bệnh thương hàn, tả, sốt rét, sốt xuất huyết… vẫn xuất hiện tại một số địa phương, nhất là một số bệnh dịch truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát và lây lan rộng làm ảnh hưởng tới đời sống sức khỏe người dân. Khi các yếu tố khí hậu thay đổi có chiều hướng tăng lên như vậy sẽ có ảnh hưởng nhiều tới các lĩnh vực, tới đời sống người dân. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho khô hạn kéo dài, điều này có ảnh hưởng tới sự sinh sản, nguy cơ lây truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết càng cao.
Chính vì vậy, để cảnh báo và khống chế các bệnh có liên quan tới BĐKH, cần có các giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó kịp thời trước mắt cũng như lâu dài để hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi về sức khoẻ do BĐKH gây ra. Báo cáo của ủy ban Quốc gia về BĐKH đã khẳng định, BĐKH gây tử vong và bệnh tật thông qua hậu quả của các dạng thiên tai như sóng nhiệt, nóng, bão, lũ lụt, hạn hán… nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian, như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác. Nắng nóng làm tăng ô nhiễm không khí và thường gây ra những bệnh về hô hấp và tim mạch. 
Để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt đối với sức khỏe người dân, cải tiến công tác dự báo thời tiết được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm giúp những người thuộc nhóm có nguy cơ dễ bị ảnh hưởng nhất, như người cao tuổi và trẻ em, có các biện pháp đề phòng. Đánh giá tác động của BĐKH đến các khu vực, các lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị tổn thương, từ đó các giải pháp ứng phó giảm thiểu những tác động lây truyền của dịch bệnh đến người dân…
Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch ứng phó, góp phần hạn chế các bệnh dịch, trong đó có các nhiệm vụ: Lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng của BĐKH đối với sức khỏe người dân; tổ chức tuyên truyền cho các cán bộ, nhân viên Ngành Y tế và cộng đồng các kiến thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe, các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH; huy động sự tham gia của cả cộng đồng trong công tác ứng phó nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; tổ chức các chiến dịch truyền thông về BĐKH tới sức khỏe tại các khu vực nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng…
Trong Chiến lược quốc gia về BĐKH có nhiệm vụ nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH. Cải tạo, nâng cấp, xây mới cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá trang thiết bị, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngành y tế từ trung ương tới địa phương và tăng cường công tác phòng chống các dịch bệnh và các bệnh mới nổi để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH.
Bảo đảm năm 2020 mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản; năm 2030 được chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Xây dựng và triển khai hệ thống chính sách chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh BĐKH, bảo đảm quyền lợi các nhóm xã hội dễ bị tổn thương: Phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, dân tộc thiểu số.
Theo Tạp chí TNMT
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo