Cuối năm, thị trường bất động sản Hà Nội khởi sắc
Phê duyệt dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 trị giá 4,664 tỷ USD / Việt Nam là 'điểm nóng' công nghiệp mới nổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Khu vực phía Tây, đây là khu vực có hệ thống hạ tầng phát triển bậc nhất Thủ đô với những công trình hạ tầng đã hoàn thiện như Đại Lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương cùng xe bus nhanh BRT, tuyến vành đai 3,5 chuẩn bị khánh thành... Đặc biệt, mới đây nhất, sáng 2/10, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3.
Dù hạ tầng liên tục được đầu tư kết nối nhưng trong nhiều năm qua bất động sản nơi đây chỉ chứng kiến sự tăng giá tăng nhẹ hoặc đi ngang. Trong khi phân khúc chung cư ghi nhận sự tăng giá thì nhà thấp tầng tại những khu đô thị khu vực Nam An Khánh, Bắc An Khánh…sau 10 năm giá vẫn chưa về mức đỉnh sốt năm 2010.
Nắm bắt được "điểm trũng" của thị trường, thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư quay lại thị trường bất động sản phía Tây sau một thời gian dài bị bỏ quên. Quan sát trên thị trường thứ cấp có thể thấy, tại nhiều sàn giao dịch, số lượng khách đến tư vấn tăng đột biến, lượng giao dịch tăng mạnh kéo theo nhà thấp tầng khu vực phía Tây như Hà Đông, Đại Mỗ - Tây Mỗ, Hoài Đức…. ghi nhận có tốc độ tăng giá từ 10-20% so với đầu năm trong bối cảnh thị trường BĐS ảm đạm chung do Covid-19. Mặc dù cầu nhiều nhưng lượng hàng bán ra cũng không có nhiều.
Cuối năm, thị trường BĐS Hà Nội khởi sắc. Ảnh TL.
Ở thị trường sơ cấp, số lượng dự án thấp tầng ra hàng mới kể từ đầu năm trở lại đây hầu như không có. Trong quý 4/2020 duy nhất dự án Him Lam Vạn Phúc (Tố Hữu, Hà Đông) ra hàng mới, đây cũng là dự án cá biệt trên thị trường đã gần như hoàn thiện xây thô mới bắt đầu mở bán. Theo tiết lộ của Him Lam Land – Đơn vị Phát triển và Kinh doanh dự án, số lượng khách quan tâm tăng đột biến thời gian vừa qua. Nhiều căn shophouse ghi nhận tình trạng 2-3 khách cùng đặt mua.
Cùng với đó, khu vực này cũng chứng kiến hàng loạt dự án lớn đang chuẩn bị bung hàng với quy mô lên đến hàng nghìn căn nhà thấp tầng, có thể kể đến như Hà Đô Charm Villa, Kim Chung Di Trạch, Splendora giai đoạn 2, Nam An Khánh giai đoạn 2, Dự án Vườn Cam....
Đánh giá về nguyên nhân nhà đầu tư tìm mua biệt thự, liền kề, shophouse giai đoạn hiện nay, các chuyên gia bất động sản cho biết thời gian qua giá chung cư tăng cao, số lượng căn hộ dư thừa trên thị trường nhiều. Trong khi đó, giá cho thuê liên tục giảm mạnh do sự cạnh tranh trên thị trường và khan hiếm nguồn khách thuê do dịch Covid-19. Cùng với đó, tâm lý tích trữ nhà ở gắn liền đất tăng cao đã khiến nhà đầu tư hướng đến phân khúc này nhiều hơn, đặc biệt là những sản phẩm shophouse vừa để kinh doanh vừa thuận tiện an cư. Đây là kênh đầu tư hiệu quả, giá trị gia tăng theo thời gian.
Một lý do khác khiến xu hướng mua BĐS phía Tây được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian vừa qua là do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành, dự kiến lãi vay kỳ hạn ngắn trong một số lĩnh vực ưu tiên sẽ chỉ còn trần điều chỉnh từ 5% xuống 4,5% - mức lãi suất cho vay thấp nhất ở Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Hiệu ứng NHNN quyết định hạ tiếp lãi suất điều hành để hạ lãi vay, khiến nhà đầu tư dự tính thị trường sẽ tràn ngập những khoản vay, tín dụng có lãi suất thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy mạnh danh mục đầu tư bất động sản và người tìm nơi an cư có thêm cơ hội sở hữu bất động sản.
End of content
Không có tin nào tiếp theo