Bất ngờ nợ xấu của SHB
Theo báo cáo, tổng dư nợ cho vay của SHB đến 30/9/2014 là 96.099,75 tỷ đồng, tăng 19.590,1 tỷ đồng tương ứng tăng 25,6% so với cuối năm 2013.
Trong đó, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn chiếm 2,4%, giảm mạnh so với mức 4,08% cuối năm 2013, tương ứng giảm 794,93 tỷ đồng. Cuối năm 2012, sau khi sáp nhập ngân hàng Habubank, nợ xấu của SHB từng lên tới 8,8%.
Theo lý giải của ngân hàng này, kết quả trên nhờ công tác thu hồi xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được đặc biệt chú trọng trong 9 tháng đầu năm 2014.
Ngân hàng cho biết đã "thực hiện đồng bộ các giải pháp: tập trung quyết liệt thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu; bán lại cho VAMC; thực hiện các giải pháp về tái cấu trúc doanh nghiệp để khôi phục và cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý tài sản đảm bảo, xem xét miễn giảm lãi suất; cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền nguồn thu của khách hàng…".
Liên quan, việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng đầu năm 2014 là 356,69 tỷ đồng trong khi nợ xấu giảm mạnh như trên được lý giải là SHB trích lập dự phòng chung của các khoản dư nợ tăng thêm trong 9 tháng đầu năm 2014 cũng như thực hiện trích lập dự phòng theo quy định của các khoản nợ tồn đọng từ Vinashin.
Trong quý 3/2014, SHB đạt lợi nhuận trước thuế 235,5 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đạt 740,95 tỷ đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 30/12/2024: Chỉ số USD Index đạt mốc 108 điểm
Vị thế trung tâm nuôi biển - Bài 1: Kỳ vọng ngành hàng giá trị tỷ USD
Đề xuất tập trung phát triển các dạng năng lượng tái tạo
Giá nông sản ngày 30/12/2024: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu duy trì mức cao
Giá heo hơi ngày 30/12/2024: Xu hướng ổn định với mức giá cao
Những biến số nào sẽ làm gia tăng áp lực tỷ giá trong năm 2025?