Pháp luật

Bắt tạm giam ông Trầm Bê: Mất bao lâu Sacombank thu hồi nợ?

Đại diện Sacombank xác nhận ông Trầm Bê, nguyên thành viên HĐQT Sacombank, vẫn còn nợ Sacombank một số tiền lớn. Tất cả đều có tài sản đảm bảo.

Đại diện Sacombank cho biết các khoản nợ của ông Trầm Bê đều có tài sản đảm bảo và theo định giá ban đầu của Sacombank tương đương với giá trị các khoản nợ vay và có thể thu hồi, theo tin tức trên báo Tuổi trẻ.

Ngày 1/8 Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Trầm Bê - Ảnh: C.A

Về khả năng thu hồi những khoản nợ của ông Trầm Bê, đặc biệt là các khoản nợ xấu, đại diện Sacombank cho biết hiện nay Hội đồng quản trị Sacombank đang tích cực tiến hành và dự kiến sẽ mất khoảng 3 năm để thu hồi toàn bộ khoản nợ này.

Trước đó tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2017 của Sacombank được tổ chức cuối tháng 7, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank Dương Công Minh đặt mục tiêu phải đảm bảo xử lý 20.000 tỉ đồng nợ xấu từ nay đến cuối năm 2017.

Theo ông Minh một trong những căn cứ để đặt ra mục tiêu này là sự thuận lợi khách quan của thị trường bất động sản. Ngoài ra việc xử lý nợ xấu hơn cũng thuận lợi hơn nhờ Nghị quyết về xử lý nợ xấu đã được Quốc hội thông qua và đề án tái cấu trúc Sacombank đã được phê duyệt.

Trong 6 tháng đầu năm, Sacombank đã tự xử lý được 845 tỉ đồng nợ xấu, thu hồi 247 tỉ nợ bán Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Đối với tài sản nhận cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank cũng đã xử lý và thu hồi 1.039 tỉ đồng, giảm dần các khoản phải thu.

Theo báo cáo năm 2016 của Sacombank, tại NH này, ông Bê sở hữu hơn 27,65 triệu cổ phiếu (CP) Sacombank (tương đương 1,47% vốn điều lệ); con trai cả Trầm Trọng Ngân: hơn 89 triệu CP (tương đương 4,73%); con gái là bà Trầm Thuyết Kiều: hơn 27,04 triệu CP; con trai út Trầm Khải Hòa: hơn 33,34 triệu CP; con rể ông Trầm Bê là ông Lê Trọng Trí: hơn 2,06 triệu CP. Tính đến ngày 30-6, Sacombank đã xử lý được 845 tỉ đồng nợ xấu, thu hồi 247 tỉ đồng, báo Người lao động đưa tin.

 

Thị trường tài chính từng chứng kiến giữa tháng 8-2015, lúc này ông Bê là Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank đã tự nguyện cam kết ủy quyền không hủy ngang, vô thời hạn NHNN hoặc tổ chức, cá nhân do NHNN chỉ định toàn bộ số CP mà ông và người có liên quan nắm giữ ở NH Phương Nam (Southern Bank), Sacombank và số CP Sacombank sau khi NH này hoàn tất sáp nhập vào Southern Bank. 

Tháng 10/2015, Sacombank sáp nhập Southern Bank. Vài tháng tiếp theo, Sacombank hoàn tất hoán đổi CP Southern Bank thành CP Sacombank. Thời điểm này, ông Bê và người có liên quan nắm giữ khoảng 50% CP Sacombank, tương đương 9.000 tỉ đồng (tính theo mệnh giá 10.000 đồng/CP).

Do NHNN là bên nhận ủy quyền từ ông Bê, luật sư Bùi Quang Tín (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định NHNN có nghĩa vụ thực hiện trong phạm vi nội dung được ủy quyền. Còn ông Bê là người ủy quyền chịu trách nhiệm khi NHNN thực hiện các nghĩa vụ thuộc phạm vi ủy quyền. 

Ngoài ra, ông Bê cũng cam kết trong quá trình thực hiện đề án tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của Sacombank, nếu giá trị tài sản bảo đảm cho các nghĩa vụ nợ không đủ sẽ bổ sung thêm các tài sản khác thuộc sở hữu của ông. 

Đối với các khoản nợ của ông Bê, nếu trong văn bản ủy quyền có đề cập nội dung NHNN bán chuyển nhượng toàn bộ số CP của ông Bê và người có liên quan thì NHNN có quyền bán, chuyển nhượng số CP này cho người khác mà không cần ông Bê phải ký giấy bán, chuyển nhượng. Khi đó, NHNN thay thế ông Bê trả nợ Sacombank lẫn các NH khác (nếu có).

 

Nên đọc
Trân Châu (Tổng hợp theo báo Tuổi trẻ, Người lao động)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo