Bề nổi của... “nhà băng”?
Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) vừa có Công văn số 9312/NHNN-TTGSNH yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra các TCTD cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Một động thái chưa từng có từ trước tới nay.
Theo văn bản này, trong những tháng gần đây, tình hình thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) được cải thiện đáng kể. Do đó, đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh lãi suất đầu ra giữa các TCTD. Một số TCTD chấp nhận cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động, đó là biểu hiện kinh doanh không lành mạnh về mặt tài chính, có thể tạo ra rủi ro cho chính các TCTD.
Dù chưa “chỉ mặt đặt tên” cũng như chưa đưa ra số liệu cụ thể về mức độ vi phạmnnhưng rõ ràng theo như lý giải để đi đến “quyết định” thanh tra, kiểm tra các TCTD cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất huy động của NHNN thì rõ thực tế cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động đang hiện hữu.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, NHNN yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố chỉ đạo các TCTD trên địa bàn, với tinh thần chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, cần giảm mặt bằng lãi suất huy động và cho vay phù hợp với điều kiện thị trường tiền tệ và năng lực tài chính của TCTD, không cho vay với lãi suất thấp hơn chi phí huy động vốn để tránh xảy ra cạnh tranh thiếu lành mạnh và tiền ẩn nhiều rủi ro cho các TCTD.
Công văn cũng yêu cầu theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ và cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về lãi suất cho vay, huy động vốn của các TCTD để xử lý nghiêm các tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật và gây ảnh hưởng bất lợi đến sự ổn định, lành mạnh của thị trường tiền tệ. Đồng thời, gắn kết quả chấp hành quy định về lãi suất, cạnh tranh với việc xem xét, chấp thuận về mặt tổ chức, cán bộ và hoạt động nghiệp vụ đối với TCTD theo quy định của pháp luật.
Một văn bản được coi là đi ngược lại với “mong muốn” của cộng đồng DN bởi lãi suất cao là một trong những nguyên nhân chủ đạo dẫn tới tình trạng cả nước có gần 55.000 DN giải thể và ngừng hoạt động trong 11 tháng qua, trong đó, số DN đã hoàn thành thủ tục giải thể là 8.857 DN và số DN gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 46.075 DN, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Văn bản trên còn phần nào phản ánh những khó khăn nội tại của chính các ngân hàng đặc biệt là trong việc cạnh tranh khách hàng và áp lực giải tỏa vốn. Nhưng có thể khẳng định các ngân hàng thừa “khôn ngoan” để không “vác đá thả chân mình” khi tham gia vào “cuộc đua” giảm lãi suất.
Sâu xa hơn, việc các ngân hàng phải “cực chẳng đã” cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất huy động không chỉ phản ánh thực trạng thị trường vốn mà còn cho thấy sự bất cập trong chính sách quản lý của NHHN. Mà nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó có từ hai phía- “ tại anh tại ả”. Và nếu văn bản trên có được thực thi thì cũng chỉ giải quyết những vấn đề bề nổi của... “nhà băng”. Nó đòi hỏi một sự đổi mới trong cơ chế quản lý điều hành của NHNN để các ngân hàng và khách hàng có được “môi trường” mà cả hai có thể cùng chung sống và phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD