Bị tố "gắp lửa bỏ tay người" hại Qatar, UAE lập tức lên tiếng
Hôm 17/7, Đại sứ UAE tại Mỹ Yousef al-Otaiba cho biết, thông tin mà tờ The Washington Post cho rằng UAE đứng đằng sau nỗ lực tấn công các trang tin tức báo chí và trang tin của chính phủ Qatar, là hoàn toàn sai sự thật.
"Câu chuyện của The Washington Post là giả tạo. UAE không có vai trò nào trong vụ tấn công mạng được miêu tả trong bài báo này", Đại sứ UAE viết trên Twitter.
Hôm 16/7, tờ The Washington Post đưa tin, thông tin mới được phân tích do các cơ quan tình báo Mỹ thu thập tuần trước xác nhận rằng, vụ tấn công mạng hồi cuối tháng 5 đã được dàn dựng bởi UAE.
Cụ thể, UAE đã triển khai một chiến dịch tấn công mạng vào hàng loạt trang tin điện tử và trang mạng xã hội của Qatar nhằm đăng những trích dẫn sai liên quan đến Tiểu vương nước này, khơi mào cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar – vùng Vịnh hiện nay.
Vụ tấn công này đã khiến một số quốc gia vùng Vịnh nổi giận khi đăng những trích dẫn sai liên quan đến Tiểu vương nước này, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, về các vấn đề nhạy cảm như Iran, Israel và Mỹ vào ngày 24/5, qua đó khơi mào cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar – vùng Vịnh hiện nay.
Ngay sau động thái này, Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập đã ngay lập tức cấm tất cả phương tiện truyền thông của Qatar.
Qatar đã nhiều lần khẳng định, trang web của hãng thông tấn News Qatar đã bị tấn công nhưng không cung cấp kết quả điều tra. Tình báo tin rằng, UAE, Ả Rập Saudi và Ai Cập đứng sau vụ tấn công mạng hôm 24/5.
Hôm 05/6, Bahrain, UAE, Ả Rập Saudi và Ai Cập đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha nhằm đáp trả cái mà họ cho là Qatar ủng hộ khủng bố và lực lượng cực đoan, cũng như chính sách thù địch và can thiệp vào các vấn đề của Ả Rập. Doha bác bỏ cáo buộc này và khẳng định điều này không có cơ sở.
Một số quốc gia thông báo họ đã thực hiện một loạt biện pháp, bao gồm việc chấm dứt hoạt động vận tải trên không và trên biển 1 tuần sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ Hồi giáo Ả Rập tại Riyadh.
Sau hơn 2 tuần, khối Ả Rập do Ả Rập Saudi dẫn đầu đã ra tối hậu thư 13 điểm và yêu cầu Doha thực hiện trong 10 ngày, trong đó có việc đóng cửa mạng lưới truyền thông Al-Jazeera, đóng cửa một căn cứ quân sự TNK, và cắt quan hệ với Iran.
Hôm 02/7, Kuwait thúc giục Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập kéo dài thời hạn chót cho Qatar đáp ứng danh sách các yêu cầu thêm 48 tiếng, và 4 quốc gia này đã nhất trí kéo dài hạn chót.
Trong khi đó, Qatar thông báo rằng, Doha sẽ không đáp ứng bất cứ yêu cầu nào trong số 13 yêu sách của Ả Rập đưa ra, thay vào đó đề xuất đặt ra điều kiện đối thoại để giải quyết cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh Persian, nhưng Riyadh nhắc lại rằng yêu cầu của họ đối với Qatar nhằm chấm dứt bế tắc tại Vịnh Persian hiện nay là "phi đàm phán".
Căng thẳng ngoại giao giữa các quốc gia Ả Rập bùng phát sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm Riyadh - nơi ông cáo buộc Iran "gây mất ổn định" vùng đất Ả Rập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Dự án AI trị giá 500 tỷ USD của Mỹ: Thách thức lớn cho châu Âu
Pháp - Đức bàn đối phó chính sách thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump