Môi trường

Biến đổi khí hậu: Đô thị sẽ chịu áp lực nhập cư

Vấn đề này đã thu hút nhiều chuyên gia, các nhà nghiên cứu về Biến đổi khí hậu, các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, các đại biểu từ các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long khi tổ chức Di cư Quốc tế (International Organization for Migration - IOM), Chương trình phát triển Liên hiệp Quốc (UNDP) phối hợp với đại học Cần Thơ tổ chức hội thảo “Thích ứng Biến đổi khí hậu và vấn đề di cư ở đồng bằng sông Cửu Long” tại Cần thơ , ngày 4/5

TS Lê Anh Tuấn, chánh văn phòng viện biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) cho biết xâm ngập mặn trong tương lai sẽ lấn sâu hơn vào đất liền tương ứng với sự gia tăng của mực nước biển, mức đỉnh điểm là từ tháng 4 - 5/2010, xâm ngập mặn đã lên đến trên 70km vào đất liền.

 

Dự báo đến năm 2030, từ 1,5-2% trên diện tích vùng ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập do sự gia tăng mực nước biển. Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay đang phải chuyển từ “sống chung với lũ” sang “sống chung với biến đổi khí hậu”. Những thay đổi môi trường do biến đổi khí hậu gây ra và các thiên tai liên quan đang tác động và làm biến đổi sinh kế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đang là một trong những thách thức lớn mà khu vực này đang phải đối mặt hiên nay và trong tương lai.

 

Ông Florian Forster (trưởng phái đoàn tổ chức Di cư Quốc tế) nói “Di cư phần lớn vẫn bị nhìn nhận là một hệ quả tiêu cực của biến đổi môi trường, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy di cư được tổ chức tốt có thể nâng cao khả năng chống chịu của cá nhân và cộng đồng và đó được xem là một chiến lược thích ứng quan trọng.”

 

Hiện nay, tính dễ tổn thương của vùng đồng bằng sông Cửu Long trước biến đổi khí hậu cộng với các cơ hội được tạo ra bởi sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam đã làm tăng việc di cư đồng nghĩa với tăng áp lực về các đô thị thương mại – công nghiệp.

 

Theo SGTT

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo