Biện pháp hành chính khó có thể kiểm soát giá
Tiến sĩ Deepak Mishara cho rằng, giai đoạn Tết, Việt Nam phải áp dụng nhiều biện pháp hành chính để kiểm soát giá cả. Tuy nhiên, giá cả là do thị trường quyết định, theo đó, lạm phát có thể tăng hoặc giảm theo nhu cầu thị trường. Biện pháp hành chính có thể tác động đến giá cả một số ngành hàng hóa, nhưng về lâu dài, có thể nó vẫn có tỷ lệ lạm phát khá cao, cao hơn những ngành được kiểm soát bởi thị trường.
Tháng vừa qua, tuy thanh khoản được cải thiện nhưng nhiều khả năng sẽ tác động đến lạm phát, thậm chí lạm phát có nguy cơ quay lại mức 13 - 14% nếu không có sự kết nối với cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế. Vấn đề này được xem như một rủi ro mà Việt Nam phải lưu ý.
Một vấn đề không mới nhưng nóng hổi của Việt Nam là nợ xấu. Nhiều phương án xử lý nợ xấu đã được đưa ra, chẳng hạn thành lập công ty mua bán nợ. Tuy nhiên, nếu thành lập một công ty như thế, cần tính đến nguồn kinh phí, xác định giá chuyển nhượng, khả năng thanh khoản, tính minh bạch trong quá trình hoạt động của nó.
Bên cạnh đó, cần có những biện pháp và hướng dẫn về phân loại nợ, yêu cầu về trích lập dự phòng và lưu ý đến cơ chế vay để giải quyết nợ xấu. Việt Nam cũng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào hệ thống quản lý rủi ro và củng cố các khuôn khổ quản lý và giám sát, để ngân hàng thực sự trở thành cầu nối giữa bên vay và bên đi vay.
Việt Nam có nhiều việc phải làm và cần có sự phối hợp nếu muốn giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước. Việt Nam cần có luật đầu tư công, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp và minh bạch thông tin hơn nữa. Đây là những bước đi quan trọng để có thể có được kết quả tốt trong trung hạn.
Mặt khác, khi nói đến các cơ cấu về mặt trung hạn, cần nhấn mạnh năng lực cạnh tranh. Việt Nam đang có xu hướng giảm năng lực cạnh tranh so với một số quốc gia khác trên thế giới. Xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam giảm hai năm liên tiếp.
Có thể nói, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nếu nói về chỉ số logestic hay chỉ số về cơ sở hạ tầng. Đấy cũng là một điểm có thể tác động đến tăng trưởng.
Tăng trưởng chậm lại của Việt Nam có tính chất chu kỳ và sẽ không thể giải quyết nếu sử dụng những gói kích thích chính sách tiền tệ. Quá trình tăng trưởng của Việt Nam sẽ càng khó khăn hơn bởi các biến động của kinh tế thế giới. Việt Nam sẽ phải trông chờ nhiều hơn vào công tác hoạch định chính sách một cách chính xác để đảm bảo sự tăng trưởng.
Đoàn Huế (Theo DNSG)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận sổ hồng
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết