Big C đóng cửa hợp tác với nhãn hàng riêng
Theo kế hoạch, Big C đưa ra các chính sách hạn chế phát triển hàng nhãn riêng để tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển sản phẩm. Từ đó, những doanh nghiệp bắt tay hợp tác sẽ được Big C hỗ trợ xây dựng, phát triển thương hiệu riêng, được hỗ trợ trưng bày trong các mạng lưới siêu thị.
Chắc hẳn, thông tin này không mấy làm hài lòng nhiều nhãn hàng riêng có tiếng trên thị trường Việt. Sự kiện này đã bước đầu đánh dấu chiến lược thâu tóm ngành bán lẻ của đại gia Thái Lan - ông chủ của thương vụ mua hệ thống siêu thị Big C Việt với số tiền 1,05 tỉ USD.
Đây cũng là một trong những xu hướng tất yếu trên thị trường và là cách được các nhà phân phối lớn ưa chuộng. Ở Việt Nam, các công ty như Big C, Metro, Hapro…cũng đang thực hiện chiến lược này để giữ chân người tiêu dùng và áp đảo về giá.
Người buồn nhất trên đấu trường sinh tử này không ai khác là những doanh nghiệp nhỏ lẻ, những số phận chỉ có hai con đường một là bám chặt, hai là rời đi và làm lại từ đầu. Nếu chọn hướng ở lại thì buộc chấp nhận chọn con đường gia công làm nhãn hàng riêng cho siêu thị - mang thương hiệu riêng của siêu thị.
Đây là điều không có bất cứ nhãn hàng nào mong muốn, nhưng một khi bão tố đã nổi lên thì chỉ còn cách thuận theo chiều gió. Huống chi, trong tình cảnh hiện nay, các cánh cửa của siêu thị đang dần đóng lại ít nhiều đối với doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Danh tiếng 'vua sầu riêng' thế giới gọi tên Việt Nam
Kinh doanh online hết thời trốn thuế
Giá heo hơi ngày 11/1/2025: Miền Bắc vươn lên dẫn đầu với mức 69.000 đồng/kg