Bộ Công Thương lên tiếng về "siêu dự án" giao thông trên sông Hồng
Nhiều ngày vừa qua, dự luân đang "đồn thổi' sắp có siêu dự án giao thông, thủy điện dọc sông Hồng. Theo đó, Dự án Giao thông đường thủy xuyên Á trên sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện, thành viên Tập đoàn Thai Group đề xuất.
Được biết, dự án nhằm tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp II), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228MW, cung cấp tổng 912 triệu kWh điện/năm. Đồng thời, sẽ nâng cấp hai tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng - Việt Trì (Phú Thọ) với Hà Nội - Lạch Giang (Nam Định).
Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng). Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại có lãi suất 4-9%.
Mục đích của dự án là giúp tăng cường giao lưu thương mại, vận tải xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên, chủ đầu tư nhấn mạnh là dự án sẽ không gây ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, đảm bảo yêu cầu về quan hệ quốc tế, biên giới, an ninh với Trung Quốc.
Liên quan đến vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ mới đây, ông Đỗ Đức Quân - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng khẳng định với báo giới, hiện không có bất kỳ dự án thủy điện nào trên sông Hồng được Bộ Công Thương phê duyệt cũng như nằm trong quy hoạch.
Theo ông Đỗ Đức Quân, việc thời gian qua nhiều báo đưa về việc “siêu dự án thủy điện” trên sông Hồng là hoàn toàn chưa chính xác mà đây là dự án giao thông thủy xuyên Á, có đập, âu thuyền để dâng nước lên. Tất nhiên cũng sẽ cân nhắc hài hòa các lợi ích và có thể kết hợp làm thủy điện.
Tuy nhiên, với đặc thù là dự án phục vụ nhu cầu giao thông, dự án giao thông thủy này có là siêu dự án hay không, quy mô thuộc trách nhiệm của Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ Gao thông vận tải. Dự án này mới ở giai đoạn nghiên cứu, sau này các Bộ có liên quan sẽ làm rõ.
Đặt vấn đề về việc có xây dựng nhà máy thủy điện trong thời gian tới hay không, đại diện Tổng cục Năng lượng trao đổi: “Giả sử Chính phủ cho nghiên cứu mà có thể làm hiệu quả thủy điện, giá bán hợp lý thì Bộ Công Thương sẽ ủng hộ. Tất nhiên đây mới chỉ là đề xuất sơ bộ, chưa có nghiên cứu và cũng chưa có quy hoạch cụ thể, hồ sơ chi tiết về thủy điện trên sông Hồng”.
Bàn luận thêm về nội dung này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: “Chúng tôi không làm nhà máy thủy điện bằng mọi giá. Bởi vì đã có lúc chúng ta phải trả giá về môi trường, kể cả hạn hán, mưa lũ đã phải trả giá rồi. Vì thế cần phải tính toán một cách cụ thể các tác động về môi trường khi thực hiện dự án này. Chúng ta không bao giờ đổi môi trường để lấy cái gì bằng mọi giá. Môi trường không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến chúng ta mà còn con cháu chúng ta sau này”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
Đẩy mạnh dịch vụ logistics hàng không để phát triển du lịch Việt Nam
2 ngày tung một sản phẩm mới, Vinamilk tiên phong đưa chuẩn thế giới về Việt Nam
Nhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài 1: Cán đích hơn mong đợi
Thị trường bất động sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực
Ngành nông nghiệp cần tăng tốc