Bộ Công Thương: Sử dụng điện để đào tiền ảo không bị cấm
Theo báo cáo của các đơn vị điện lực, qua kiểm tra thực tế sử dụng điện, các khách hàng sử dụng điện này dùng phần mềm đã được lập trình sẵn trên các máy tính có cấu hình cao, chuyên dụng để giải mã các thuật toán xác minh giao dịch mua bán trên mạng nên không thuộc đối tượng áp dụng giá bán điện cho mục đích sản xuất phần mềm tin học.
Để có cơ sở hướng dẫn giá bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện này, Bộ Công Thương đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp xem xét về tính pháp lý của hoạt động này.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp đã khẳng định hoạt động sử dụng điện cho mục đích xử lý dữ liệu tự động phục vụ cho hoạt động giải mã đồng tiền ảo như bitcoin, litecoin, ethereum và một số đồng tiền tương tự khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP.
Dù vậy, hoạt động trên cũng không thuộc trường hợp bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện quy định tại Điều 7 Luật điện lực năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Trên cơ sở ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương đã có văn bản hướng dẫn thực hiện giá bán điện, theo đó điện năng sử dụng cho hoạt động giải mã, khai thác đồng tiền ảo thuộc đối tượng áp dụng giá bán lẻ điện cho mục đích kinh doanh.
Đồng thời, Bộ Công Thương nhấn mạnh không quy định và không công nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Đề nghị bổ sung mặt hàng mía vào danh mục hàng hoá mua bán qua cửa khẩu phụ