Bộ Công Thương xác minh việc xin giấy phép xuất khẩu gạo tốn 20.000 USD
Trước đó, ngày 23/2, một số báo điện tử có đăng tải ý kiến phát biểu của ông Ngô Văn Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH ADC tại Tọa đàm về đề xuất sửa đổi Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo tổ chức chiều 22/2/2017 tại TP. HCM.
Cụ thể, tại buổi tọa đàm, ông Nam đề xuất bãi bỏ Nghị định 109 vì cho rằng những điều kiện được quy định đã lỗi thời, gây lãng phí và khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo.
Đáng chú ý, ông Nam cũng cho biết, mỗi lần xin giấy phép xuất khẩu gạo thì công ty phải chi vài chục nghìn USD, không dưới 20.000 USD. Tuy nhiên, khi ban tổ chức đặt vấn đề khoản tiền này sử dụng vào từng công việc cụ thể nào và cho ai thì ông Nam không tiết lộ “vì lý do nhạy cảm”.
Vị này cũng cho biết, hiện đơn vị này sở hữu kho chứa chuyên dụng đạt công suất hơn 30.000 tấn, đồng thời hợp tác với 16.000 nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để xây dựng vùng nguyên liệu hơn 35.000 ha. Toàn bộ điều kiện sản xuất và kinh doanh của công ty đều vượt xa quy định, nhưng nhằm đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm chi phí khi xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo thì ADC lại sử dụng số liệu của một công ty con khác đạt tiêu chuẩn ở mức vừa đủ.
Sau khi nhận được thông tin trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thanh tra Bộ thành lập Đoàn xác minh, đồng thời giao Thứ trưởng Trần Quốc Khánh trực tiếp chỉ đạo, làm việc cụ thể với các đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan để xác minh, làm rõ sự việc mà các báo đã nêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)