Thị trường

"Bộ sưu tập" hơn 1.000 loài ốc biển cổ, quý hiếm của HLV bơi lặn

Trong kho tàng ốc biển của anh Toại có hai hóa thạch ốc anh vũ quý hiếm, được xem là “hóa thạch sống” bởi hình dạng không thay đổi nhiều so với tổ tiên sống cách đây 200-400 triệu năm.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm huấn luyện viên bộ môn bơi lặn, anh Phan Thanh Toại (huấn luận viên trưởng bộ môn bơi lặn, Trung tâm Huấn luyện và Đào tạo vận động viên TP Đà Nẵng) khiến nhiều người ganh tị khi sở hữu bảng thành tích dày với nhiều bằng khen, huy chương. Nhưng ít ai biết ngoài tình yêu với bơi lặn, anh còn có niềm đam mê đặc biệt với những loài ốc biển Việt Nam.

>> Xem thêm: Đại gia Việt đua nhau săn lùng cua biển hoàng đế giá gần 10 triệu đồng/con

Cứ rảnh rỗi, anh lại vào văn phòng nhìn ngắm bộ sưu tập. Vẻ mặt hào hứng, anh khoe loại sò gai với hình thù đặc biệt được mua ở vùng biển Lý Sơn. “Nhìn bề ngoài vỏ sò dày dặn như vậy thôi chứ cũng mong manh manh lắm. Nếu không cẩn thận, gai vỡ ra là chiếc vỏ bị mất giá trị”, anh nói.

>> Xem thêm: Trứng gà đen giá 1 triệu đồng/quả vẫn được đại gia Việt lùng mua

Ốc tù và bông, ốc tai Phật với nhiều màu sắc, kích cỡ. Ảnh: Vân Anh.

Huấn luyện viên 41 tuổi kể, khi biết thông tin gia đình một ngư dân ở Lý Sơn sở hữu loài ốc sò gai hiếm có, anh liên hệ xin mua nhiều lần nhưng họ không bán. Phải mất rất nhiều lần qua lại, thuyết phục, họ mới đồng ý bán cho anh.

>> Xem thêm: Nhà giàu Việt săn lùng dâu tây trắng giá 200.000 đồng/quả

Cơ duyên đưa đẩy huấn luyện viên Toại đến với niềm đam mê ốc biển rất tình cờ. Năm 2005, trong chuyến công tác Trung Quốc, có dịp ghé qua nhà đồng nghiệp bản xứ, anh thấy gia đình treo nhiều vỏ ốc với màu sắc, hình thù lạ. Người bạn giải thích dân ở đây xem ốc như vật mang lại may mắn. Mỗi lần đi biển, tìm được vỏ ốc hình thù lạ mắt họ thường đem về nhà làm vật trang trí.

>> Xem thêm: Lạc vào thế giới sâm quý hơn “vàng ròng” của đại gia Hà Thành

Thấy anh quan tâm, trước khi về nước, đồng nghiệp tìm mua tặng anh cuốn sách về 500 loài ốc biển của Trung Quốc làm kỷ niệm. Mỗi lần có thời gian rảnh, anh lại đem cuốn sách ra xem hình ảnh và tìm hiểu về nội dung. Càng xem càng thấy ham, ý nghĩ sở hữu những loài ốc biển Việt Nam thôi thúc anh sưu tầm.

 

Anh Phan Thanh Toại bên hai vỏ ốc anh vũ quý hiếm. Ảnh: Vân Anh.

10 năm qua, anh ngược xuôi khắp các vùng biển Đà Nẵng, Nha Trang, Nghệ An, Hải Phòng để mua ốc biển ở Việt Nam. Mỗi lần đi công tác về, anh lại khoe với đồng nghiệp “chiến lợi phẩm” là những loại ốc lạ, quý hiếm.

Có khoảng thời gian, cứ 4h sáng anh lại có mặt ở biển Thọ Quang để thu mua vỏ ốc của người dân về cẩn thận đánh sạch sẽ, phơi khô và cất trong tủ kính trưng bày. Mỗi lần mua, anh đều nhắn nhủ khi có ốc đẹp, lạ thì liên hệ. Nhờ đó, bộ sưu tập ốc tăng lên từng ngày.

Trong hơn 1.000 loài ốc anh Toại sở hữu, có hai hóa thạch ốc anh vũ quý hiếm, tuổi thọ khoảng 240 năm, có trong danh sách Đỏ cần được bảo vệ. Đây cũng được xem là “hóa thạch sống” bởi hình dạng không thay đổi nhiều so với tổ tiên sống cách đây 200-400 triệu năm. Ngoài ra, anh còn có rất nhiều loại ốc lạ tại các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, từ những con bé như móng tay, đến ốc tai Phật (Lý Sơn) kích thước 42 cm.

>> DÒNG BÀI HOT: CÁC THÚ CHƠI SANG CỦA ĐẠI GIA VIỆT

Trai tai tượng, sò gai ở vùng biển Lý Sơn. Ảnh: Vân Anh.

Chia sẻ về dự định sắp tới, anh Toại nói: “Mình hy vọng tìm thêm được nhiều loại ốc mới để làm phong phú thêm bộ sưu tập. Ngoài ra, mình cũng ước muốn được đưa bộ sưu tập ra trưng bày ở một góc Bảo tàng Đà Nẵng để giới thiệu rộng rãi đến công chúng, nhất là thế hệ trẻ có cơ hội được hiểu thêm về sự phong phú của các sinh vật ở vùng biển đảo quê hương”.

 

Theo VnExpress
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo