Bộ Tài chính: Thuế bảo vệ môi trường thu không đủ bù chi
Cụ thể, tổng chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016 khoảng 131.857 tỷ đồng, bình quân khoảng 26.371 tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016 (bình quân khoảng 21.197 tỷ đồng/năm).
Trong đó, số chi bảo vệ môi trường chưa tính chi các hoạt động kinh tế, chi đầu tư phát triển, chi dự phòng của ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường và các khoản vay, viện trợ chi trực tiếp cho dự án về bảo vệ môi trường không đưa vào ngân sách nhà nước.
Theo Bộ Tài chính, số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2017. Cụ thể: Năm 2012 thu khoảng 11.160 tỷ đồng, năm 2013 là khoảng 11.512 tỷ đồng, năm 2014 là khoảng 11.970 tỷ đồng, năm 2015 là khoảng 27.020 tỷ đồng, năm 2016 là khoảng 44.323 tỷ đồng và năm 2017 là khoảng 44.825 tỷ đồng.
Thu thuế bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng khoảng 1,36-4,27% tổng thu ngân sách nhà nước và chiếm tỷ trọng khoảng 0,34-0,98% trên GDP hàng năm; trong đó, số thu thuế bảo vệ môi trường đối với nhóm xăng dầu, than đá chiếm chủ yếu (khoảng 99%) tổng số thu thuế bảo vệ môi trường qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỷ trọng thu nội địa từ 59% (giai đoạn 2006-2010) lên 68% (giai đoạn 2011-2015), đến năm 2015 chiếm 74% tổng thu.
"Số thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng liên tục qua các năm đã góp phần ổn định nguồn thu thuế nội địa trong giai đoạn thu ngân sách gặp nhiều khó khăn do phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế", Bộ Tài chính khẳng định.
Trong khi đó, tổng chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường giai đoạn 2012-2016 khoảng 131.857 tỷ đồng, bình quân khoảng 26.371 tỷ đồng/năm, cao hơn số thu thuế giai đoạn 2012-2016.
Trong đó, tổng số chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường khoảng 89.131 tỷ đồng, gồm chi: cho sự nghiệp bảo vệ môi trường (không quá 1% tổng chi ngân sách nhà nước; các dự án điều tra, đánh giá về đất đai, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, biển và hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu; thực hiện các chính sách quản lý sử dụng đất trồng lúa, phát triển rừng, quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản, duy tu đê điều, khuyến nông, công ích thủy nông; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường....
Bộ Tài chính cho biết, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, tất cả nguồn thu từ thuế, trong đó có thuế bảo vệ môi trường đều tập trung vào ngân sách nhà nước và được phân bổ chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo dự toán Quốc hội quyết định hàng năm, trong đó có thực hiện nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường.
Hiện Bộ Tài chính đề xuất, từ 1/7/2018, mức thuế bảo vệ môi trường của xăng tăng từ 3.000 đồng/lít lên kịch khung là 4.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch khung 2.000 đồng/lít, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên kịch khung là 2.000 đồng/lít, mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên kịch khung là 2.000 đồng/kg.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Giá vàng thế giới ngày 14/11: Giảm phiên thứ 4 liên tiếp do USD tăng mạnh
Sẽ áp dụng quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11
Giá heo hơi ngày 14/11/2024: Xu hướng tăng giảm không đồng đều
Giá ngoại tệ ngày 14/11/2024: USD đạt đỉnh cao nhất trong năm, cán mốc 106,51
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu