Bộ trưởng QP Qatar: Ả Rập "nhẫn tâm tuyên chiến" với Doha
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo al-Araby al-Jadeed phiên bản tiếng Ả Rập có trụ sở tại Anh hôm 30/6, Bộ trưởng Quốc phòng Qatar Khalid bin Mohammad al-Attiyah cho biết, việc Ả Rập phong tỏa Doha "là lời tuyên chiến nhẫn tâm" với Vương quốc nhỏ bé này.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Qatar đưa ra 1 ngày sau khi quốc gia Ả Rập Vịnh Persian phản đối yêu sách của Ả Rập Saudi và các quốc gia đồng minh nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa có trong tiền lệ này là "không thể chấp nhận được".
Ông Khalid bin Mohammad al-Attiyah cho biết thêm, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập đã thực hiện bước đi chống lại Qatar, bao gồm việc đóng cửa biên giới trên đất liền, trên biển và trên không. Ông cho rằng, điều này thực tế "đang làm hại công dân và tác động tiêu cực đến cơ cấu xã hội" của Vịnh Persian.
Ông Attiyah đã tới thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ để tổ chức hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Fikri Isik và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về vấn đề liên quan tới một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Qatar.
"Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ duy trì mối quan hệ lịch sử và chuyến thăm của tôi diễn ra trong bối cảnh hai nước đang thúc đẩy hợp tác quốc phòng", Bộ trưởng Attiyah phát biểu tại Ankara.
Cuộc khủng hoảng chưa có trong tiền lệ tại khu vực vịnh Persian đã bắt đầu bùng phát vào ngày 05/6 - thời điểm Bahrain, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập đã cắt quan hệ ngoại giao với Qatar, và đã ngừng hoạt động vận tải trên biển và trên không 1 tuần sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Hồi giáo Ả Rập tại Riyadh, với cáo buộc Doha ủng hộ các tổ chức khủng bố và gây bất ổn tình hình tại Trung Đông.
Sau đó, Libya, Maldives, Mauritius và Mauritania đã "theo chân" các quốc gia Ả Rập trên cắt quan hệ ngoại giao với Doha. Amman và Djibouti đã quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao sau khi xem xét lý do đằng sau căng thẳng giữa Cairo, Riyadh, Abu Dhabi và Manama với Qatar.
Qatar lấy làm tiếc về quyết định cô lập của Ả Rập Saudi, Bahrain, UAE và Ai Cập.
Trong khi đó, Jordan và Djibouti cũng thông báo rằng, 4 quốc gia Bahrain, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ai Cập đã gải yêu sách 13 diểm và cho phép Doha 10 ngày phải đáp ứng yêu cầu của họ, nếu không sẽ phải đối mặt với hậu quả khó lường.
Tuy nhiên, Doha khẳng định những yêu sách này là "không thực thế, không hợp lý và không thể chấp nhận được".
End of content
Không có tin nào tiếp theo