Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói về vụ chôn chất thải của Formosa
Theo đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, đến thời điểm này, Tổng cục Môi trường đã có thông cáo đến cơ quan báo chí về kết quả phân tích bùn thải, chất thải phát hiện trong thời gian vừa qua do Công ty Formosa (FMS) thuê doanh nghiệp xử lý của Hà Tĩnh chôn lấp trái phép. Trong phân tích đại diện các mẫu chôn lấp trái phép, đã phát hiện 3 nơi chôn lấp chất thải.
Việc lấy mẫu thu gom bảo quản nhằm bảo đảm giữ cho môi trường không tiếp tục bị ảnh hưởng. Kết quả là có một số mẫu cho thấy nồng độ chất cyanide vượt quá quy chuẩn chất thải nguy hại.
Theo quy định, trong chất thải thông thường, nếu có lẫn chất thải nguy hại thì việc quản lý phải thực hiện như đối với chất thải nguy hại. Vì vậy, Bộ TN&MT đã lấy mẫu bùn thải và môi trường xung quanh, nước ngầm, mẫu đất quanh khu vực chôn lấp để phân tích xem việc chôn lấp tác động gì đến môi trường. Rất may do phát hiện sớm nên chất thải chưa tác động môi trường, môi trường ở đó vẫn đạt tiêu chuẩn bình thường cho phép.
Còn với toàn bộ 390 tấn chất thải được coi là chất thải nguy hại, buộc FMS cũng như DN môi trường Kỳ Anh có trách nhiệm phải lựa chọn cơ quan, trung tâm xử lý có năng lực được cấp phép.
Được biết, trên địa bàn Hà Tĩnh chưa có cơ quan nào xử lý chất thải nguy hại được cấp phép, vì vậy việc chọn DN xử lý phải từ cấp Trung ương do Bộ TN&MT cho phép, kể cả vận chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Thường xử lý quy mô nhỏ có nhiều cách, nhưng trường hợp này chúng tôi cho rằng cách xử lý dùng phương án đốt, thiêu hủy để hợp chất này phân hủy, bùn đất không gây ô nhiễm môi trường. Đó là phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
"Tôi cảm ơn các cơ quan báo chí, thời gian qua phát hiện sự việc, thể hiện tinh thần dũng cảm, trách nhiệm lớn với người dân. Về phía cơ quan quản lý nhà nước về môi trường Hà Tĩnh, chúng tôi đã chỉ đạo kiểm điểm, nói gì thì nói đây là thiếu sót lớn của các cơ quan quản lý môi trường địa phương, cấp xã, huyện", tư lệnh ngành Tài nguyên và Môi trường nói.
Ông Hà cũng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm kê lại toàn bộ chất thải FMS thông qua số vừa rồi đã thu gom, qua số còn trong nhà kho, số trong hợp đồng ký kết và xử lý. Từ đấy tiếp tục tìm ra xem, còn ở đâu không, còn doanh nghiệp Hà Tĩnh nào đã nhận chất thải công nghiệp này cố tình đổ chất thải ra môi trường không đúng quy định không? "Chúng tôi đang yêu cầu kiểm tra chặt chẽ dựa trên số liệu thống kê chất thải FMS".
"Về xử lý, tôi cho rằng hành vi một DN cố tình đưa chất thải công nghiệp đã quy định cần có nơi chôn đúng điều kiện quy chuẩn đổ ra môi trường, như trường hợp công ty môi trường Kỳ Anh, là nghiêm trọng. Tôi cho rằng đây không phải lần đầu, mà là cố ý, có nhiều người thực hiện. Đánh giá đây là vi phạm nghiệm trọng, chúng tôi đã chuyển toàn bộ hồ sơ cho Công an Hà Tĩnh kiểm tra xem xét. Nếu đúng là hành vi cố ý, có tổ chức, sẽ xử lý nghiêm khắc nhất theo quy định pháp luật. Còn với FMS thực hiện không đúng, chưa phân loại kiểm đếm, thống kê chất thải, cung cấp cho nhà xử lý chưa đủ năng lực vận chuyển như vậy cũng là vi phạm", theo ông Hà.
Hiện nay được biết, chất thải FMS gồm nhiều nguồn, chất nguy hại lưu giữ trong kho, trong bể công nghiệp, sinh hoạt… Chúng tôi rất thận trọng trong việc phân tích, qua vài phòng thí nghiệm đối chứng, qua kết quả của Hà Tĩnh phân tích lại. Vì nếu làm sai sẽ liên quan đến nhiều chuyện, người ta hoàn toàn kiểm chứng được. Hiện nay, chúng tôi khẳng định phải xử lý đúng mức độ, hành vi vi phạm.
"Chúng tôi cũng yêu cầu ngay từ giờ phải thống kê toàn bộ chất thải, đồng thời với loại chất thải, kể cả chất thải từ bể công nghiệp thông thường, cũng như là nguy hại. Chúng tôi đề nghị đến thời điểm này coi như là chất thải nguy hại, phải có kế hoạch lựa chọn DN có năng lực vận chuyển xử lý, đồng thời có báo cáo thường kỳ với cơ quan quản lý nhà nước. Ở đây, chúng tôi yêu cầu FMS phải báo cáo trực tiếp Bộ TN&MT", vẫn lời ông Trần Hồng Hà.
Theo vị Bộ trưởng, để giải quyết, Bộ TN&MT đã tăng cường lực lượng đáng kể. Việc này rất khó, nhưng hiện đã có 2 phòng thí nghiệm di động kiểm soát toàn bộ chất thải FMS, đồng thời cùng họ lên kế hoạch khắc phục sự cố trước đây liên quan đến công nghệ, liên quan đến hệ thống xử lý, đến công trình để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, hệ thống giám sát môi trường như các bể lắng…, có đủ thông số, đặc biệt thông số ô nhiễm môi trường biển.
"Lần này, chúng tôi tiếp tục yêu cầu họ có kế hoạch rõ ràng trong thống kê, kê khai rất cụ thể xử lý chất thải thông thường cũng như nguy hại. Hiện nay, FMS cũng có những khó khăn khách quan, đó là Hà Tĩnh phải có quy hoạch khu xử lý chất thải công nghiệp, nhưng hiện tại ở Hà Tĩnh chưa tìm được DN có năng lực, chưa có sức hút đưa các DN môi trường vào. Do đó, buộc FMS phải tìm DN có năng lực ngoài tỉnh. Chúng tôi yêu cầu Hà Tĩnh cùng Bộ TN&MT giám sát từ khâu đưa chất thải đi đến các khâu xử lý cuối cùng. Còn về sau trong kế hoạch xử lý chất thải của FMS phải có kế hoạch cụ thể để giám sát xử lý chất thải", Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
FID báo cáo sai khoản lỗ