Bò Úc “húc” bò ta
Lão nông Nguyễn Hữu Doanh ở làng Trần Xá (xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, Hải Dương) có lẽ chẳng ngờ có ngày đàn bò của ông bị những con bò Úc vượt 7.000-8.000 km “húc” cho điêu đứng.
Nam Hưng là xã có nghề chăn nuôi đại gia súc rất phát triển đặc biệt là làng Trần Xá. Trên bờ đê con sông Kinh Thầy sáng sáng, chiều chiều đen những lưng trâu, đỏ những lưng bò giờ đã dần vắng bóng. Đàn bò lai Sind đẹp như mộng đông đúc tới 300-400 con của làng nay cũng chỉ còn khoảng 100 con. Ông Doanh có nghề buôn bán bò, trước đây cứ mỗi tháng ông xuất đi 25-30 con hiện giảm còn 15 con đã là cả sự cố gắng, vất vả.
Ông so sánh: "Trước tôi mua bò về là bán được ngay cho mấy cái lò mổ trong huyện hoặc cho khu Văn Thai (khu “liên hợp giết mổ trâu bò lớn nhất miền Bắc" ở Cẩm Giàng, Hải Dương với sức tiêu thụ hàng trăm con trâu bò mỗi ngày) có bao nhiêu hết bấy nhiêu.
Giờ tất cả những nơi đó đều từ chối nhập hàng, cửa xuất duy nhất còn lại là đi Trung Quốc. Trước bò đực, bò cái, bò non, bò già đều bán được giờ chẳng hiểu sao Trung Quốc chỉ thu mua loại bò "sổi" (bò cái đã tịt đẻ).
Những con bò này ít cũng đã bảy, tám tuổi nhiều có khi chín, mười tuổi, rất già, thịt dai, mua về phải vỗ béo chừng hai tháng mới xuất được…".
Trước cứ nghe hở ra ở đâu có bò cần bán là cánh thương lái tranh nhau “săn” cho bằng được nhưng giờ gia chủ gọi có khi mỏi miệng cũng chẳng thấy ai đoái hoài.
Bỏ ra chừng hai chục triệu đồng vốn nhưng đến khi bán sang tay được 200.000-300.000 đ lãi cũng đã là may mắn nên nghề buôn bò cơ chừng không thể tồn tại. Hầu hết những thương lái sừng sỏ của đất Hải Dương như ông Ngoạn, ông Mến cũng đã nghỉ hết.
Tình trạng ế ẩm của bò nội theo nhận định của ông Doanh phần nhiều là do không cạnh tranh được với bò Úc. Hai loại bò này hiện đang có giá cân hơi bằng nhau nhưng tỉ lệ thành thịt của bò nội ít hơn, lượng mỡ nhiều hơn, chất lượng không hợp “mốt” bằng khiến hoàn toàn lép vế.
Một điều an ủi là thịt bò Úc không bán ê hề trên các sạp. Muốn kinh doanh bắt buộc phải có tủ lạnh hoặc tủ mát do đó nó chỉ mới xuất hiện ở những cửa hàng lớn hay trong các siêu thị ngoài thành phố, thị xã chứ chưa tràn về quê.
Nhưng thế thôi đã đủ làm cho con bò nội thất điên bát đảo, làm cho người chăn nuôi bò Việt ăn không ngon ngủ không yên.
Giá bò giảm hàng ngày, hàng tháng chứ chưa nói đến hàng năm. Ở thời điểm năm 2012, 2013 một con bò đẹp cho khoảng 1 tạ thịt bán được 24-25 triệu giờ chỉ còn 20 triệu mà cũng rất khó.
Bò rẻ tất yếu kéo theo bê cũng xuống giá. Một con bê cái xuất chuồng với trọng lượng khoảng 1,5 tạ trước bán 17-18 triệu giờ còn 11-12 triệu, một con bê đực 1,5 tạ trước bán 14-15 triệu giờ còn 10 triệu.
Trước sự xâm lấn của thịt bò ngoại, các lò mổ nhỏ “chết” trước tiên. Lần hồi đến cả “Khu liên hợp giết mổ” Văn Thai khi xưa hàng đêm có vài chục lò sáng đèn, hóa kiếp vài trăm con trâu bò giờ nhiều lò cũng phải đóng cửa.
Chỉ trong các dịp lễ, Tết chợ quê mới sẵn có thịt bò còn không chỉ thấy đa phần là thịt bê, thịt nghé. Lý do rất đơn giản mổ cả tạ thịt bò ra cầm chắc ế còn mổ một con bê, con nghé vài chục cân có thể bán túc tắc hết trong ngày.
Trao đổi với NNVN, ông Phạm Xuân Mong - Phó Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Giống bò thịt, sữa Yên Phú (Ninh Bình) thông tin rằng đơn vị mình mới chỉ nhập bò về từ đầu năm 2014. Trong hai khu chuồng của Cty lúc nào cũng có 2.500-3.000 con đang vỗ béo chờ ngày giết thịt.
Dù được trang bị hệ thống giết mổ vô cùng hiện đại, hợp với súc quyền theo đúng chuẩn Úc (quyền của gia súc là tránh bị đánh đập, chửi mắng khi chăn nuôi cũng như khi giết mổ) nhưng Cty giờ cũng không còn giết mổ để bán lẻ nữa mà liên kết với 20 lò mổ khắp miền Bắc tiêu thụ hàng.
Tất cả chúng đều được đại diện của phía Úc kiểm định, cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn cả về quy trình giết mổ, vệ sinh lẫn súc quyền.
Trung bình một ngày hệ thống này tiêu thụ khoảng cả trăm con bò tương đương với cả trăm tấn thịt (bò Úc có trọng lượng lớn gấp rưỡi, gấp đôi bò nội, mỗi con nặng khoảng 4-5 tạ).
Đó chỉ là riêng Cty Yên Phú còn trên phạm vi cả nước có rất nhiều đầu mối nhập bò Úc khác. Với giá bán thịt hơi hiện tại từ 75.000-77.000đ/kg, với tỷ lệ thịt xẻ đạt khoảng 55% (trong khi bò nội chỉ đạt 45-50%) những người trong nghề tính toán giá thành một kg bò Úc khoảng 150.000-160.000đ, bán 180.000-200.000đ đã lãi trong khi những con số đó của bò ta là 200.000đ/kg giá thành và 240.000-250.000đ/kg giá bán.
Hơn thế, thịt bò Úc lại mềm và ngọt hơn bò ta (tuy mùi vị có thể không thơm bằng) càng đẩy bò nội vào cửa khó có thể cạnh tranh nổi.
Một tương lai không xa, nếu Việt Nam không có những chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi hay thiết lập được hàng rào kỹ thuật cho nhập khẩu thì có thể bò Úc sẽ khiến bò nội không còn đất sống
Đi trên bờ đê qua mạn huyện Thanh Hà (Hải Dương) tôi thấy hàng trăm con bò Úc đứng chật trong các ô chuồng. Trước đây chuyện vỗ béo bò Úc chỉ có ở Hải Phòng, Ninh Bình giờ đã tiến gần, áp sát đến Thủ đô rồi”, lời ông Doanh.
Đi trên bờ đê qua mạn huyện Thanh Hà (Hải Dương) tôi thấy hàng trăm con bò Úc đứng chật trong các ô chuồng. Trước đây chuyện vỗ béo bò Úc chỉ có ở Hải Phòng, Ninh Bình giờ đã tiến gần, áp sát đến Thủ đô rồi”, lời ông Doanh... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/bo-uc-huc-bo-ta-post140894.html | NongNghiep.vn
Từ Úc bò được tuyển chọn, dồn cả ngàn con lên khoang tàu rồi lênh đênh trên biển 15-20 ngày mới cập cảng Hải Phòng để từ đó chia ra khắp miền Bắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nghiên cứu cơ chế khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào thị trường Mỹ
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động