Bóp miệng ăn tiêu lấy đâu tăng trưởng?
Theo số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong tháng 1/2014, cả nước có 6.866 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký 43.720 tỷ đồng, tăng 27,7% về số lượng nhưng lại giảm 79,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, số DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động là 8.979, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2013. Như vậy, số DN giải thể, tạm ngừng hoạt động vẫn cao hơn số thành lập mới.
Điều đáng nói, số liệu về tồn kho vẫn chưa được cải thiện là bao. Tổng cục Thống kê cho biết, sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm ước tăng 5,4% so với cùng kỳ 2013 nhưng đây vẫn là mức tăng thấp. Vấn đề là chỉ số tồn kho của tất cả các ngành cấp hai thuộc ngành chế biến, chế tạo tại thời điểm đầu tháng 2 năm nay đều tăng cao. Tháng 1/2014, chỉ số tồn kho tăng 9,7% và tháng 2 tăng 12,7% so với cùng kỳ 2013.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn kỳ vọng trong tháng 2/2014 cho thấy, các hoạt động kinh tế tiếp tục bị cản trở bởi niềm tin yếu của người tiêu dùng. CPI tháng 2 chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái mặc dù trùng với thời điểm Tết âm lịch, thời điểm giá cả nhiều mặt hàng thường tăng mạnh.
Số liệu lạm phát tháng 2 cho thấy, các hoạt động kinh tế tiếp tục bị kéo xuống bởi niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp. Tết âm lịch thường thúc đẩy nhu cầu không chỉ đối với nhóm hàng lương thực - thực phẩm, mà còn đối với nhóm giao thông và các mặt hàng khác. Song, Tết năm nay, hầu hết người Việt Nam cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết như quần áo và đồ gia dụng - báo cáo ra ngày 24/2 của ngân hàng HSBC nhận định.
Sau Tết lại càng thê thảm hơn. Ngay cả những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm có nhu cầu cao hàng ngày cũng giảm lượng tiêu thụ. Tại các chợ ở Hà Nội, có thời điểm, giá bắp cải dao động ở mức 3.000-5.000 đồng/kg, su hào 1.000-2.000 đồng/củ, cà chua 3.000 đồng/kg... , rẻ chưa từng có. Các tiểu thương cho biết, năm nay sức mua bỗng sụt giảm nhanh đến không ngờ. Rau củ quả đều là những mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vậy mà lượng bán cả ngày chỉ bằng một nửa so với trước đây. Tràn ngập chợ nhưng không bán được, lượng hàng cứ dồn ứ ngày này qua ngày khác, giá giảm mạnh, bán như cho.
Mặt hàng gia cầm còn thê thảm hơn vì dịch cúm đang lan rộng. Người tiêu dùng cảnh giác với tất cả các loại thịt gia cầm nên bán không được bao nhiêu. Không chỉ ở các chợ lẻ mà ngay cả chợ đầu mối cũng thưa thớt.
Tại các siêu thị hàng tiêu dùng, dù đã cuối tháng 2 nhưng sức mua vẫn không tăng trở lại. Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, sức tiêu thụ tại siêu thị sau Tết 2014 chỉ bằng 85% so cuối năm 2013. Lượng hàng tồn kho khá nhiều do sức mua giảm.
Hàng loạt các DN sản xuất hàng tiêu dùng cũng than thở hàng bán chậm, tồn kho cao, nợ dây dưa nên sản xuất không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu cả đầu ra, chưa thể khởi sắc.
Các chuyên gia đánh giá, nếu đầu tư và chi tiêu tiếp tục ở mức thấp trong một thời gian dài, nền kinh tế Việt Nam sẽ còn chịu những ảnh hưởng bất lợi, có thể là về dài hạn. Các hộ gia đình đang chịu tổn thương trước cú sốc kinh tế. Điều này giải thích cho hành vi tiêu dùng dè dặt của người Việt Nam trong và sau Tết năm nay, trái ngược với mọi năm.
Khi tiêu dùng vẫn co lại thì cơ hội kinh doanh sẽ giảm đi rất nhiều và tất yếu, đầu tư bị thu hẹp. Điều này đã được minh chứng bằng tăng trưởng tín dụng âm 0,5% tính đến hết tháng 1/2014, các ngân hàng thừa tiền nhưng bí đầu ra trong cả tháng 2, phải đổ vào mua trái phiếu, tín phiếu với lãi suất thấp.
Nói tóm lại, những vấn đề lớn mang ý nghĩa về mặt thị trường như tăng tổng cầu, sức mua, đầu tư, khả năng hấp thụ vốn... chưa thấy xuất hiệ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh