Bùng nổ mua sắm trực tuyến tại Việt Nam
Hơn 67,6% người được khảo sát nói rằng mua sắm trực tuyến là một trong những lí do mà họ truy cập Internet, tăng 13,8% so với năm ngoái. Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có vai trò then chốt cho sự thành công của lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
Hàng không, các sản phẩm điệu tử gia dụng, và du lịch là ba lĩnh vực hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam thường xuyên chi tiền nhiều nhất khi họ mua sắm trực tuyến. Hàng không vẫn chiếm thị phần mua sắm trực tuyến cao nhất (95 USD), mặc dù đã bị giảm thiểu đáng kể từ mức 143 USD của năm ngoái. Các sản phẩm điệu tử gia dụng đứng thứ 2 với 82 USD, theo sau là du lịch (71 USD).
Sự hài lòng của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua sắm trực tuyến đã tăng 7,4% so với năm ngoái, với 62,1% người trả lời nói rằng họ hài lòng với việc mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, số người được khảo sát nói rằng họ sẽ thực hiện một giao dịch mua sắm trực tuyến trong vòng 6 tháng tới tăng lên 93% từ mức 91,4% trong năm trước, đây là tỷ lệ cao thứ hai tại khu vực Châu Á/TBD, chỉ sau Trung Quốc (96,4%).
Kết quả khảo sát cho thấy người tiêu dùng thường quan tâm tới ba yếu tố khi mua sắm tực tuyến: Uy tín của một trang web (83,8%), các phương thức thanh toán tiện lợi (81%) và chính sách hoàn trả hay đổi hàng (81%).
Thương mại di động cũng đang đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ. So với những năm trước, có nhiều người đã thực hiện giao dịch mua sắm bằng điện thoại di động trong trong 3 tháng qua hơn, tăng từ 34,9% trong năm 2013 lên 45,2% trong năm 2014.
Khảo sát về mua sắm trực tuyến của MasterCard được tiến hành hàng năm và được thực hiện trực tuyến từ tháng 10 đến tháng 12.2012 tại 14 quốc gia Châu Á/TBD và 11 quốc gia Trung Đông và Châu Phi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mục tiêu xuất khẩu năm 2025 tăng 12% có khả thi?
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Đẩy mạnh dịch vụ logistics hàng không để phát triển du lịch Việt Nam
2 ngày tung một sản phẩm mới, Vinamilk tiên phong đưa chuẩn thế giới về Việt Nam
Nhìn lại kinh tế Thủ đô - Bài 1: Cán đích hơn mong đợi
Ngành nông nghiệp cần tăng tốc