Pháp luật

Buôn bán rượu lậu, giả nhãn mác có bị xử lý hình sự?

(DNVN) - Dịp cận Tết nguyên đán là thời điểm có thể xuất hiện nhiều mặt hàng được làm giả tuồn ra thị trường. Đặc biệt trong số đó là mặt hàng rượu ngoại bị đội lốt, giả nhãn mác.

Dịp cận Tết nguyên đán, nhiều bạn đọc Doanh nghiệp Việt Nam gửi câu hỏi liệu việc buôn bán rượu lậu, giả nhãn mác có bị xử lý hình sự?. Với câu hỏi này, luật sư Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Công ty lật quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp đã tư vấn cụ thể đến bạn đọc. 

Buôn bán rượu lậu, giả nhãn mác gia tăng dịp Tết nguyên đán. Ảnh minh họa. 

Theo Luật sư Thái, hành vi buôn bán rượu lậu, giả nhãn mác có thể bị xử lý về hành vi buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 156 BLHS. Được quy định cùng Điều 156, tội buôn bán hàng giả cũng có cùng mức xử lý hình sự như tội sản xuất hàng giả. 

Nếu chưa thuộc trường hợp bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 156 BLHS thì việc buôn bán rượu giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.  Theo đó:

“a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

 

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Nên đọc
Hiền Minh ghi
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo