Cả nước nhập siêu 200 triệu USD trong tháng đầu năm
Theo đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 13,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,1 tỷ USD, giảm 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9,7 tỷ USD, tăng 4,8%.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp trong nước đạt khá. Cụ thể, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD, tăng 44,7% so với tháng trước; điện tử máy tính và linh kiện đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,1%.
Trong khi đó, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước như gỗ và sản phẩm gỗ giảm 20,5%; dệt may giảm 9,4%; giày dép giảm 5,2%; dầu thô giảm 40% (lượng giảm 23%).
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2016 tăng 2,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt mức cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3,2%.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước là gạo tăng cao với mức 62,2% (lượng tăng 74%); thủy sản tăng 10,3%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 10,1%; giày dép tăng 7,5%; dệt may tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,4%; điện thoại và linh kiện tăng 2,4%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng qua với kim ngạch ước tính đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2015; tiếp đến là EU đạt 2,7 tỷ USD, tăng 1,8%; Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24,3%; ASEAN đạt 1,5 tỷ USD, giảm 12,4%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc đạt 750 triệu USD, tăng 12,8%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 14,0 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,9 tỷ USD, giảm 11,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,4%. Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với tháng trước như ôtô giảm 38,2%; xăng dầu giảm 32%; phân bón giảm 22,9%; sắt thép giảm 20,9%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập nhập tháng 1/2016 giảm 0,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,2%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh như mặt hàng phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 80,8%; xăng dầu giảm 17,6%; sắt thép giảm 16,3%; sợi dệt giảm 13,3%; xe máy và linh kiện, phụ tùng giảm 8,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 4,1%.
Về thị trường nhập khẩu trong tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015; Hàn Quốc đạt 2,2 tỷ USD, tăng 1,8%; ASEAN đạt 2 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,1%; EU đạt 978,5 triệu USD, giảm 22,8%; Hoa Kỳ đạt 620 triệu USD, tăng 4,6%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh