Thị trường

Cà phê, cao su trong nước đua nhau rớt giá

(DNVN) - So với thời điểm đầu năm, giá cà phê đã giảm 5.500 – 5.600 đ/kg. Trong khi đó, giá cao su thành phầm đạt mức cao nhất trong năm là vào thời điểm tháng 2 tại mức giá 29.400 đ/kg (cao su SVR 3L) đạt nhưng đến cuối năm giảm xuống chỉ còn 26.300 đ/kg.

Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 12, giá cà phê biến động giảm theo xu hướng giá thế giới. So với cuối tháng 11, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 700 – 800 đ/kg xuống còn 32.900 – 33.300 đ/kg. 

Giá mủ cao su tại Bình Phước đã giảm gần 5.000 đ/kg, từ mức 10.240 đ/kg (5/1) xuống chỉ còn 5.760 đ/kg (16/12). Ảnh minh họa.

Nhìn chung, giá cà phê trong nước diễn biến giảm trong cả năm 2015. So với thời điểm đầu năm, giá cà phê đã giảm 5.500 – 5.600 đ/kg. Vụ thu hoạch cà phê tại Việt Nam đang ở thời gian cao điểm nhưng do giá tham chiếu tại sàn London ở mức thấp nên việc bán cà phê vụ mới cho các nhà máy và nhà xuất khẩu vẫn khá chậm chạp. 

Do vậy, bên cạnh lượng lớn cà phê tồn trữ từ vụ trước của nông dân và thương nhân nội địa, lượng cà phê vụ mới bắt đầu được đưa vào kho chứa - yếu tố có thể khiến nông dân và thương nhân nội địa phải sớm xả bán hàng tồn kho. Dự báo, hoạt động bán ra sẽ tăng lên vào tháng tới do áp lực tài chính trước kỳ nghỉ Tết âm lịch.

Tương tự, thị trường cao su liên tục rớt giá, khiến người trồng cao su rơi vào thua lỗ. Với mức giá mủ cao su liên tục giảm, người trồng rơi vào thua lỗ, nhiều hộ gia đình đã chặt cây bán gỗ hoặc chỉ khai thác cầm chừng.

Tính trong cả năm, giá mủ cao su tại Bình Phước đã giảm gần 5.000 đ/kg, từ mức 10.240 đ/kg (5/1) xuống chỉ còn 5.760 đ/kg (16/12). Mức giá cao su thành phầm đạt mức cao nhất trong năm là vào thời điểm tháng 2 tại mức giá 29.400 đ/kg (cao su SVR 3L) đạt nhưng đến cuối năm giảm xuống chỉ còn 26.300 đ/kg (21/12).

Trong khi đó, thị trường chè trong nước năm 2015 có biến động cả tăng và giảm. Tại Thái Nguyên, giá chè chỉ biến động tăng bởi nhu cầu mạnh vào dịp Tết Nguyên đán, sau đó giảm dần do nhu cầu giảm và sản lượng chè tăng và duy trì ổn định cho đến nay.

 

Trong khi đó, tại Lâm Đồng, giá chè nguyên liệu liên tục tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm do thời tiết không thuận lợi cho búp chè phát triển, khiến nguồn cung hạn chế. Sau đó, do nguồn thông tin “xấu” từ phía Đài Loan về sản phẩm khiến xuất khẩu chè sang thị trường này gặp khó khăn đã làm giá chè giảm. Tuy nhiên, sau khi vụ việc này được làm sáng tỏ,, giá chè tại Lâm Đồng đã tăng trở lại và hiện giữ ổn định.

Nên đọc
VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo