Các ngân hàng bắt đầu hạn chế mua vàng
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, dư nợ vàng của các ngân hàng trên địa bàn tính đến cuối tháng 2/2014 còn khoảng 100.000 lượng, giảm hơn 28.000 lượng so với cuối năm 2013. Trên thực tế, tuy không có hạn định cuối cùng cho việc tất toán trạng thái dư nợ bằng vàng, song NHNN yêu cầu các NHTM phải sớm hoàn tất việc đàm phán với khách hàng chuyển đổi dư nợ cho vay bằng vàng sang tiền đồng.
Lãnh đạo Eximbank cho hay, do hợp đồng cho vay bằng vàng trước đây thường dài hạn và đến thời điểm này chưa kết thúc hợp đồng tín dụng nên khách hàng không chịu trả trước hạn. Mặt khác, lãi suất vay vàng trước đây khá thấp, nếu chuyển sang tiền đồng hiện nay lãi suất còn tương đối cao.
Tương tự, lãnh đạo Southern Bank cho biết, ngân hàng đã đóng trạng thái huy động vốn bằng vàng đúng hạn. Dư nợ vàng của Southern Bank còn khoảng 1.000 lượng và đang từng bước thương thảo khách hàng chuyển sang dư nợ bằng tiền đồng. Song, dư nợ cho vay bằng vàng đến nay vẫn khó giải quyết, cho dù ngân hàng đã ra sức động viên khách hàng xử lý.
Nhưng gần đây, giải pháp chuyển đổi dư nợ từ vàng sang tiền đồng đã có tín hiệu tích cực. Theo lãnh đạo ACB, hiện giá vàng đã giảm, nếu chuyển dư nợ sang tiền đồng thì khách hàng cũng sẽ có lợi khi giảm được dư nợ vàng theo sự sụt giảm của giá vàng. Trên thực tế, nhiều khách hàng có dư nợ bằng vàng cũng đang nhìn thấy được điểm lợi khi giá vàng đã giảm nhiều so với trước đây nên đã chủ động chuyển đổi sang tiền đồng. Đơn cử như PNJ, trong quý III/2013, Công ty đã cơ cấu và tất toán các khoản vay vàng trị giá đến 567 tỷ đồng tại ACB và Sacombank để chuyển dư nợ sang tiền đồng…
Song song với việc chuyển hướng trên, từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã bắt đầu hạn chế mua vàng vào. Biểu hiện qua số liệu nội bộ tại các ngân hàng cho thấy, nhu cầu vàng của các TCTD, kể cả những ngân hàng đang có nhu cầu vàng tất toán trạng thái dư nợ vàng không tăng. Thay vào đó, có điểm giao dịch của ngân hàng còn từ chối mua vàng với lý do không thể kiểm định được bao bì. Trong khi, nếu khách hàng gửi thì ngân hàng vẫn giữ hộ.
Giải thích hành động này, Tổng giám đốc một NHTMCP cho rằng, mua vàng trong thời điểm hiện nay tuy rủi ro không cao. Nhưng mặt khác, theo đánh giá của một chuyên gia tài chính, khả năng vàng sẽ còn điều chỉnh nếu kinh tế Mỹ dần hồi phục và Fed rút dần gói nới lỏng định lượng. Đây sẽ là cơ hội để ngân hàng giành được thành công trong việc thuyết phục khách hàng chuyển đổi các khoản dư nợ cho vay bằng vàng sang tiền đồng để ngân hàng có thể đóng trạng thái dư nợ bằng vàng.
Điều này được thể hiện qua số liệu thống kê của NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, trạng thái mua - bán vàng miếng của các ngân hàng trên địa bàn thành phố trong năm qua và ngay cả tháng 1/2014 (khi giá vàng giảm) gần như cân bằng. Cụ thể, doanh số mua vàng của các ngân hàng năm 2013 là 6.528.7215 lượng thì doanh số bán ra cũng 6.042.293 lượng. Riêng trong tháng 1/2014, doanh số bán vàng ra còn cao hơn doanh số mua vào (các TCTD mua vào 206.037 lượng nhưng bán 217.538 lượng).
Cũng theo chia sẻ của một đại diện NHNN, việc mua vàng vào liên tục luôn bộc lộ mặt tiêu cực của nó. Nếu các ngân hàng cứ đồng loạt mua vàng cũng sẽ phần nào tác động đến thị trường, ảnh hưởng lên giá. Như vậy, việc các ngân hàng chọn phương án chuyển hóa dư nợ vàng thành tiền đồng là hợp lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh