Quốc tế

Các nước EU suy tính biện pháp trừng phạt mới với Nga

(DNVN) - Một số nước EU đang cân nhắc áp đặt biện pháp mới trừng phạt Nga vì tình hình Syria, - báo Financial Times dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của EU.

Như Reuters viết, tham chiếu các nhà ngoại giao của Pháp và Anh, họ đang tìm kiếm khả năng đưa thêm tới 12 tên họ vào "danh sách trừng phạt Syria". Tuy nhiên, để được áp dụng, ý tưởng này cần sự ủng hộ của tất cả 28 quốc gia EU, — Reuters cho biết.

Theo Financial Times, Vương Quốc Anh, Pháp và Đức cũng ủng hộ áp đặt trừng phạt hơn 20 quan chức chế độ Syria. Reuters ghi nhận, khả năng mở rộng danh sách trừng phạt có thể là một động thái phản ứng các vụ đánh bom ở Aleppo.

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga, ông Peskov đã tuyên bố rằng điện Kremlin không thấy cơ sở của việc áp dụng hạn chế bởi Liên bang Nga là quốc gia duy nhất đang đấu tranh hợp pháp chống khủng bố trên lãnh thổ Syria.

Các nước EU suy tính biện pháp trừng phạt mới với Nga.

Trước đó, tờ Wall Street Journal trước đó dẫn lời Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini khi trả lời báo chí về khả năng tiến hành các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga đã cho rằng, những nhà Ngoại giao của các nước trong EU “không được triển khai theo hướng đó” mà nhằm “tái khởi động” các cuộc đàm phán chính trị.

Theo bà Mogherini, mọi nỗ lực hiện nay là để tìm kiếm giải pháp mở đường trợ giúp y tế cho người dân Syria đang bị mắc kẹt ở vùng chiến sự Aleppo. Không đề cập đến bất kỳ sáng kiến nào cụ thể nhưng bà Mogherini cho biết, Liên Hợp Quốc sẽ tiếp tục tập trung vào những nỗ lực ngoại giao.

“Chúng tôi vẫn giữ trọn vẹn niềm tin rằng, chỉ có giải pháp chính trị mới có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến ở Syria bởi vấn đề không phải là bên nào giành chiến thắng về quân sự", bà Mogherini nói.

Tuyên bố này phần nào cho thấy những khả năng EU dần gỡ bỏ những biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Các chuyên gia cho rằng, EU có thể sớm hủy bỏ lệnh trừng phạt chống Nga bởi việc Anh rời khỏi EU sẽ là trở ngại chính trị và pháp lý chủ yếu. 

Nên đọc
Hòa Hậu (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo