Các ông chủ ung dung ăn tiệc, ngân hàng lật đật chào vay
"Trong khi các ông chủ doanh nghiệp ngồi ung dung ăn tiệc thì các cán bộ ngân hàng tỏa ra chạy đi chào mời doanh nghiệp vay vốn. Hình ảnh ngân hàng cũng có lúc thảm lắm", lãnh đạo một ngân hàng thương mại giãi bày.
Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ở một số ngân hàng vẫn ở mức cao 7,5-8,5% cho dù tiền đang bị cho là ế ẩm, không cho vay được. Tại sao có nghịch lý này?
Vẫn đua lãi suất hút gửi tiền
Hiện mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm được một số ngân hàng lớn tiếp tục giảm, trong khi các ngân hàng nhỏ chưa có ý định giảm thêm.
Nhiều ngân hàng vẫn để mức lãi suất huy động 1-6 tháng ở mức trần là 7%/năm, kỳ hạn 6 -9 tháng là 7,5%-8,5%/năm.
Hiện, ngân hàng Xây dựng (VNCB) đang dẫn đầu thị trường về mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Kỳ hạn 6 tháng là 8,7%/năm, 12 tháng là 9,4%/năm và kỳ hạn từ 18-36 tháng là 9,6%/năm.
Ngân hàng HDBank đang đứng thứ hai với mức lãi suất tiền gửi 24 và 36 tháng là 9,5%/năm, 15 và 18 tháng là 9%/năm; 12 tháng là 8,8%/năm.
Ngân hàng TPBank và Ngân hàng Nam Việt (NCB) đang có mức lãi suất tiền gửi 12 tháng là 9%/năm.
Riêng tiền gửi không kỳ hạn đang ở mức đỉnh 2%/năm tại ngân hàng Việt Á (VAB), trong kỳ hầu hết các ngân hàng khác đều để ở mức 1,2%/năm.
"Ngân hàng cũng thảm lắm"
Là ngân hàng thuộc ‘top” lãi suất huy động cao trên thị trường, theo ông Nguyễn Chí Trung – Phó tổng giám đốc Navibank, riêng ở Navibank chi nhánh Hồ Chí Minh, lượng tiền gửi vẫn tăng vài chục tỷ đến trăm tỷ đồng/tháng, nhưng lượng tiền rút ra cũng nhiều.
Trong khi đó, nhu cầu tín dụng của khách hàng vay cũ tại Navibank vẫn tăng đều. Hiện Navibank vẫn giải quyết đến hàng chục hồ sơ/tháng xin vay mới của khách hàng.
Với mức lãi suất tương đối hấp dẫn trên thị trường là 8%/năm (12 tháng), nhưng theo ông Nguyễn Đình Tùng- Tổng giám đốc OCB, hiện ngân hàng vẫn giao chỉ tiêu huy động cho nhân viên và triển khai rất nhiều chương trình huy động vốn để kéo tiền về ngân hàng. Từ đầu năm đến nay, huy động vốn của OCB luôn dương.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang khẩn trương cho vay ra để tiền không ứ trong két, và cũng vì chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng phải đạt trong năm nay.
Còn nhiều lãnh đạo ngân hàng cho rằng, giảm lãi suất huy động là điều kiện để ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Ông Nguyễn Đình Tùng nói, cách đây 03 ngày tại một sự kiện giao lưu giữa ngân hàng và doanh nghiệp, trong khi các ông chủ doanh nghiệp ngồi ung dung ăn tiệc thì các cán bộ ngân hàng tỏa ra chạy đi chào mời doanh nghiệp vay vốn. "Điều này cho thấy hình ảnh ngân hàng cũng có lúc thảm lắm", ông nói.
Theo một chuyên gia kinh tế, nền kinh tế khó khăn làm gia tăng tình trạng ngân hàng cạnh tranh khách hàng tốt, tránh xa khách hàng xấu, và làm cho tình hình càng trở nên xấu thêm nếu không có giải pháp tháo gỡ cùng phát triển.
Theo ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, tín dụng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đến cuối tháng 2 mới chỉ tăng 0,09%.
Tín dụng tăng chậm khiến nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay thấp hơn cả mức lãi suất huy động.
Hiện lãi suất cho vay đối với DN đang xoay quanh mức 9-11%/năm, tùy từng khách hàng. Thậm chí, OCB còn cho vay 6-7%/năm.
Infonet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Cột tin quảng cáo