Tài chính - ngân hàng

Các thị trường mới nổi dễ tổn thương

Trong xu hướng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục mong manh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có chuyên gia đặt vấn đề là các nền kinh tế thị trường mới nổi dễ bị tổn thương nhất nếu đứng trước một cuộc khủng hoảng mới.



Các nền kinh tế thị trường mới nổi có thể phục hồi như thế nào ? Hiện, nhiều nước đang gặp khó khăn dù đã có được ích lợi nhờ vào các tác động kinh tế của đồng USD mạnh, tăng giá. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ đột nhiên trở nên khó khăn hơn nhiều? Một nghiên cứu mới của Liliana Rojas-Suarez, thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một viện nghiên cứu chiến lược hàng đầu thế giới, đã cung cấp một số dữ liệu thú vị.

Hãy tưởng tượng rằng một cái gì đó thực sự xấu xảy ra. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ quá sớm; một số cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu mới bắt đầu xảy ra; Nga thực hiện một cuộc đưa quân toàn diện vào Ukraine. Trong những trường hợp đó, nhà nghiên cứu Rojas-Suarez cho rằng những nền kinh tế thị trường mới nổi là dễ bị tổn thương nhất.

Để chỉ ra như vậy chuyên gia này đã tạo ra một "chỉ số khả năng phục hồi". Ngắn gọn, các chỉ số đo lường mức độ mắc nợ của một quốc gia nhất định là như thế nào; khả năng phục hồi của nước đó sẽ phụ thuộc vào nguồn tài trợ nước ngoài ra sao; và phạm vi cuộc chiến nước đó phải thực hiện để chống lại các thị trường nếu mọi thứ đều đổ vỡ.

Chỉ số này được xây dựng từ năm 2007. Các thành phần của chỉ số được liệt kê gồm: số dư tài khoản vãng lai như một tỷ lệ phần trăm của GDP, tỷ lệ tổng nợ nước ngoài so với GDP (Gồm cả hai khoản nợ công và tư), tỷ lệ nợ nước ngoài ngắn hạn so với dự trữ ngoại hối, tỷ lệ cân đối ngân sách chung của Chính phủ so với GDP, tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP, tỷ số giá trị của độ lệch của lạm phát so với mục tiêu đã công bố, số đo bất ổn tài chính, đặc trưng bởi sự hiện diện của sự bùng nổ tín dụng.

Có một mối tương quan hợp lý mạnh mẽ giữa một  chỉ số khả năng phục hồi "tốt" và hiệu suất kinh tế tốt hơn trong các cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn. Trong năm 2007, Peru đã có một số điểm là dương 0,39, nhờ thặng dư ngân sách và nợ nước ngoài thấp. Từ năm 2008 đến năm 2010, GDP thực tế bình quân đầu người Peru đã tăng trưởng đều. Trong khi đó, với các nước vùng Baltic, nợ nước ngoài tồn tại ở mức cao hơn nhiều và thâm hụt tài khoản vãng lai lớn. Do đó GDP bình quân đầu người của họ bị tụt xuống trong khủng hoảng.

Bảng các chỉ số này được cập nhật năm 2014. Danh sách các nước được nêu tên trong bảng chỉ số gồm 5 nước Châu Mỹ (Brazil, Colombia, Peru, Mexico, Chile), 7 nước Châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Malaysia ), 8 nước Đông Âu (Séc, Ba Lan, Slovakia, Lithuania, Hungary, Bulgaria, Latvia, Romania). Đặc biệt, các nước vùng Baltics nhìn đã tốt hơn nhiều nhưng các quốc gia khác như Ba Lan, Ấn Độ và Bulgaria, trông tồi tệ hơn nhiều. Kết quả này cho thấy rằng nếu có một cú sốc tài chính lớn, các nước này sẽ bị ảnh hưởng tồi tệ nhất.

Ngoài ra các nước như Brazil, Hungar, Latvia với chỉ số ở mức âm 0,5 đến 1 dưới 0 cho thấy khả năng dễ bị tổn thương trước biến động xấu về địa chính trị, tài chính thế giới. Cũng theo bảng đánh giá này, các nước như Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines có chỉ số trên dương 0,5 và được coi là có sự phục hồi linh hoạt đối với thay đổi của thị trường. Đứng ở mức thấp hơn một chút nhưng vẫn có chỉ số phục hồi dương trên 0 là Indonesia, Colombia, Thái Lan.

 

Diễn đàn Doanh nghiệp
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo