Môi trường

Các tỷ phú quay lưng lại với nhiên liệu hóa thạch

Vấn đề cần phải cắt giảm khí thải để tránh hậu quả từ biến đổi khí hậu hiện nay không còn là điều xa lạ. Thậm chí, xu hướng chuyển dịch sang năng lượng sạch đang diễn ra một cách nhanh chóng.

Quỹ Rockefeller Brothers cho biết không chỉ rút toàn bộ số tiền lớn ra khỏi nhiên liệu hóa thạch, mà còn rót tiền vào năng lượng sạch.

Phong trào thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch đang gia tăng mạnh mẽ, Ruth Lumley viết, với 50 tỷ đô đầu tư vào thể chế đằng sau nó. Tin tức tuần này cho thấy “vua dầu mỏ” Rockefeller (người sáng lập tập đoàn Standard Oi - PV) đang chuyển khoảng 1 tỷ đô la từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. Điều này cho thấy thế giới đang thay đổi nhanh hơn cả mong đợi.

Quỹ mới nhất công bố thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch, không ai khác chính là người thừa kế tài sản của Rockefeller, người xây dựng cơ nghiệp dựa vào dầu mỏ và than đá.

Tuyên bố này đưa ra trùng với Hội nghị thượng đỉnh của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu ở New York cuối tháng Chín vừa qua mà ở đó đại diện Chính phủ Việt Nam cũng cam kết cắt giảm lượng khí phát thải nhà kính.

Quỹ Rockefeller Brothers cho biết không chỉ rút toàn bộ số tiền lớn ra khỏi nhiên liệu hóa thạch, mà còn rót tiền vào năng lượng sạch.

Thông báo mới nhất Rockefeller là bằng chứng nữa cho thấy sự chuyển động thoái vốn đang là xu hướng đầu tư mới, phát triển rộng rãi và không có dấu hiệu dừng lại.

50 tỷ đô di chuyển ra khỏi nhiên liệu hóa thạch

Ngoài ra, các tổ chức trên toàn thế giới đã bắt đầu cam kết sẽ thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch để hỗ trợ các chiến dịch biến đổi khí hậu. Danh sách này bao gồm Hiệp hội Y khoa Anh và Giáo Hội của Thụy Điển.

“Quy mô tài sản kết hợp của 837 tổ chức, cá nhân rút vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch có thể lên đến hơn 50 tỷ đô la”, nhóm chiến dịch 350.org đã tính toán.

Sự di chuyển theo hướng thoái vốn nhanh chóng từ các cá nhân và tổ chức đã có kết quả trong việc hỗ trợ cho phong trào biến đổi khí hậu.

Con số này bao gồm cả 860 triệu đô sẽ được gửi lại từ nhiên liệu hóa thạch bởi Quỹ Rockefeller Brothers. Báo cáo cho thấy cam kết thoái vốn đã tăng gấp đôi trong vòng tám tháng kể từ tháng Giêng năm 2014.

Lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng

“Lượng khí thải carbon dioxide, nhân tố chính đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu đã tăng trở lại vào năm 2014, đạt mức cao kỷ lục 40 tỷ tấn”, theo nghiên cứu từ Đại học East Anglia (UEA).

Sự gia tăng của việc đốt nhiên liệu hóa thạch được dự kiến tăng 2,5% đã được tiết lộ bởi dự án carbon toàn cầu ở Anh, do các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Tyndall nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại UEA phối hợp với trường Cao đẳng Kỹ thuật, Toán học và Khoa học Vật lý của Đại học Exeter thực hiện.

Bản cập nhật hàng năm mới đây của Ngân sách Carbon Toàn cầu cho thấy, tổng số khí thải CO 2 trong tương lai không thể vượt quá 1.200 tỷ tấn, mới có khả năng đạt tỷ lệ 66% cơ hội của việc giữ cho việc ấm lên toàn cầu ở mức trung bình, dưới 2 độ C.

Với tốc độ hiện tại của khí thải CO 2, thì “hạn ngạch” 1.200 tỷ tấn CO2 này sẽ được sử dụng trong khoảng 30 năm. Điều này có nghĩa, nếu không có giả pháp toàn cầu, trái đất sẽ pahir hứng chịu hậu quả nghiêm trong của việc phát thải khí nhà kính

“Không thể đốt cháy” Carbon

Một nhóm các nhà khoa học khí hậu quốc tế đã nói rằng hơn một nửa các nguồn dự trữ nhiên liệu hóa thạch có thể cần phải được giữ lại trong lòng đất và chủ yếu là 'không thể đốt cháy'.

Giáo sư Corinne Le Quéré, Giám đốc Trung tâm Tyndall tại UEA, cho biết: "Sự tác động của con người đến biến đổi khí hậu là rõ ràng”." Chúng ta cần giảm thiểu phát thải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch một cách đáng kể và bền vững nếu chúng ta muốn hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

"Không nơi nào đạt được các cam kết cần thiết để giữ ở mức dưới 2 độ C, một mức độ đang là thách thức để quản lý cho hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả đối với các nước giàu."

Giáo sư Pierre Friedlingstein, từ Đại học Exeter, cho biết: "Thời gian cho một cuộc cách mạng im lặng trong quan điểm của chúng ta đối với biến đổi khí hậu hiện nay đã hết. Hành động trì hoãn không phải là một sự lựa chọn - chúng ta cần phải cùng nhau hành động, và hành động một cách nhanh chóng, nếu chúng ta muốn có một cơ hội tránh khỏi biến đổi khí hậu trong tương lai, mà còn trong nhiều kiếp sống của chúng ta.

Ông nói thêm: "Hệ quả của việc không hành động ngay lập tức rõ ràng là đáng lo ngại – chúng ta cần có một trách nhiệm tập thể để tạo sự khác biệt và hành động ngay bây giờ hoặc sẽ là quá muộn."

Hồng Trang (Theo theecologist.org)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo