Xã hội

Cận cảnh chiếc kéo nằm trong bụng bệnh nhân 18 năm

Theo người nhà bệnh nhân Ma Văn Nhật (SN 1962, trú tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), ca mổ đã diễn ra thành công, chiếc panh (kéo) dài 15cm đã được lấy ra khỏi bụng của bệnh nhân sau 1 tiếng 30 phút.

Ca mổ được tiến hành từ lúc 12h 30 phút ngày 31/12/2016 tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên. Tuy nhiên chiếc panh đã bị han gỉ và đâm thủng đại tràng của bệnh nhân. Các bác sỹ đã tiến hành khâu nối đại tràng cho bệnh nhân, theo tin tức trên báo Vietnamplus.

Các bác sỹ tiến hành phẫu thuật cho ông Ma Văn Nhật. (Ảnh: TTXVN)

Theo bà Trịnh Thị Lượng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, Bệnh viện đã mời giáo sư- tiến sỹ Trịnh Hồng Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức Hà Nội; cùng 2 bác sỹ giỏi của Bệnh viện Việt Đức và Phó giáo sư-tiến sỹ Công Quyết Thắng, Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam để tiến hành thăm khám, chẩn đoán tình trạng chiếc panh trong bụng bệnh nhân Ma Văn Nhật và tiến hành ca mổ. 

Bà Lượng cho biết thêm, Bệnh nhân đã có thẻ Bảo hiểm y tế, nên việc chi trả viện phí sẽ không nhiều, nếu có phát sinh liên quan đến thanh toán viện phí, phía Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn sẵn sàng phối hợp cùng gia đình bệnh nhân thực hiện, với mục tiêu mau chóng giúp người bệnh sớm hồi phục, khỏe mạnh.

Giải thích về lý do chiếc panh tồn tại trong cơ thể lâu như vậy mà bệnh nhân không hay, thành viên kíp mổ cho rằng mức độ chịu đựng của mỗi người là khác nhau. Cũng vì vậy nên những năm qua ông Nhật không cảm thấy quá bất thường và không đi khám bệnh, báo Pháp luật TP. HCM đưa tin.

Theo BS Trung, hiện bệnh nhân Nhật đã được đưa sang phòng hậu phẫu để hồi phục sức khỏe. Kết quả của ca phẫu thuật ra sao phải một tuần nữa các bác sĩ mới có thể có kết luận chính xác.

Liên quan đến sự việc này, ngày 30/12, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu BV Đa khoa Bắc Kạn nơi đã để “quên” panh trong bụng bệnh nhân từ tháng 6/1998 đến nay - báo cáo vụ việc và xử lý nghiêm những cán bộ liên quan ca mổ để quên panh.

 

Tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia, hồ sơ của những bệnh nhân như ông Nhật chỉ lưu 15 năm, do vậy rất khó xác định chính xác thành phần kíp mổ và thành viên đã để quên panh.

Theo TS Nguyễn Bạch Đằng, Giảng viên Học viện Quân y 103, vụ quên panh  trong ổ bụng bệnh nhân thực sự là chuyện không may, là chuyện hy hữu. 

Với bệnh nhân, nếu có dị vật trong người thường họ sẽ bị đau, gây khó chịu. Tuy nhiên sự đau này với bệnh nhân Nhật có thể không theo chu kỳ, chỉ âm ỉ bất chợt nên bệnh nhân đã bỏ qua và chịu đựng dị vật đến hơn 18 năm.

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Vietnamplus, Pháp luật TP. HCM)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo