Cần hoàn thiện Luật cạnh tranh
Hội nghị đã nêu ra nhiều vấn đề bất cập, tìm ra những nguyên nhân, đưa ra những giải pháp cho vấn đề đổi mới chính sách thương mại nhằm nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Một trong những điều mới mẻ nhất được kiến nghị được PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân đưa ra chính là việc giải thích những tồn tại, thiếu sót trong vấn đề cạnh tranh tại Việt Nam.
Theo ông Quân thì cạnh tranh là một đặc trưng của cơ chế thị trường. Cạnh tranh có ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Tuy vậy, cạnh tranh chỉ có thể đóng góp cho sự phát triển khi chúng được thực hiện một cách trung thực. Cạnh tranh không trung thực là tình trạng khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường.
Đồng thời, cạnh tranh nhằm hướng tới khách hàng, tăng giá trị cho khách hàng cũng như doanh nghiệp. Do có nhiều doanh nghiệp đồng thời hướng tới một đối tượng sự “thi đua”, “ganh đua”, thậm chí “tranh giành” khách hàng rất dễ xảy ra.
Cạnh tranh hiểu theo nghĩa tiêu cực, hay cạnh tranh không lành mạnh là cách thức giành lấy khách hàng bằng cách gây tổn hại cho đối thủ của mình, làm như vậy, doanh nghiệp đã tự mình đi lệch mục tiêu ban đầu.
Ông Quân phân tích thêm về sự thiếu sót trong Luật cạnh tranh là do không có những điều khoản quy định trách nhiệm đền bù thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp bị động, người tiêu dùng và các đối tượng hữu quan khác, trách nhiệm của doanh nghiệp có hành vi vi phạm chỉ là “nộp phạt” và xung công quỹ.
Doanh nghiệp thụ động, người tiêu dùng phải tìm cách tự bảo vệ mình. Luật cạnh tranh
Thiếu sót trong Luật cạnh tranh là do không có những điều khoản quy định trách nhiệm đền bù thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp bị động, người tiêu dùng và các đối tượng hữu quan khác |
không phải “tấm lá chắn” có thể bảo vệ họ trước sự tấn công của các doanh nghiệp chủ động.
Mặt khác, bộ luật cũng không đưa ra những quy định (hay ít nhất những tài liệu về các vấn đề này đã không được phổ cập tương xứng với bộ luật) về cách thức đền bù thiệt hại, đối tượng được hưởng đền bù và phương pháp xác định mức đền bù, việc xác định “mức phạt” có thể không xác đáng, dễ tùy tiện, người bị thiệt hại không có khả năng “lấy lại những gì đã mất” vì vậy càng không sẵn sàng chi thêm thời gian và tiền bạc theo kiện để “chẳng để làm gì”.
Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan tới thủ tục hành chính cũng được đưa ra như thủ tục xuất nhập khẩu, thông hàng hải quan, việc áp dụng các loại hóa đơn đối với các doanh nghiệp đặc biệt là sử dụng hóa đơn điện tử…Ngoài ra, những điều liên quan tới quyền lợi của người lao động, giải quyết chế độ cũng được đề cập tới.
Kiến An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Công Thương lý giải quy định gỡ bỏ “tầng nấc trung gian” trong kinh doanh xăng dầu
Đề xuất ưu đãi thuế đặc biệt cho báo chí
Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
Vàng vẫn là ‘chân ái', trở thành top 1 mặt hàng nên mua vào năm 2025
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp