Cần làm rõ việc sử dụng cùng lúc 2 con dấu tại Công ty Bằng Giang
(DNVN) - Như Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa về vụ việc hủy hoại tài sản tại Khách sạn Marino Sầm Sơn (Thanh Hóa), trong khi đợi các phán quyết cuối cùng của các cấp tòa án thì phía Công ty TNHH Bằng Giang (Công ty Bằng Giang) đã tự giải quyết tranh chấp với Công ty TNHH phát triển quản lý đá Đỉnh Vòm Việt Nam (Công ty Đỉnh Vòm) bằng hình thức xã hội đen.
Vụ việc được cơ quan công an TP. Sầm Sơn và công an tỉnh Thanh Hóa đang tập trung giải quyết, xoay quanh vụ việc còn một số chi tiết, vấn đề phức tạp khác nên đã đẩy bản chất vụ việc đi xa hơn việc tranh chấp hợp đồng thương mại giữa hai Công ty. Về vấn đề này, phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Quốc Việt – Công ty Luật Đại Tâm để làm rõ thêm về vụ việc.
Qua những đơn thư Công ty Đỉnh Vòm gửi đến các cơ quan chức năng có xuất hiện vấn đề như Công ty Đỉnh Vòm nêu là hiện nay, Công ty Bằng Giang đang tồn tại hai con dấu cho cùng 1 pháp nhân. Với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Công ty Đỉnh Vòm, theo ông, căn cứ để Công ty Đỉnh Vòm tố cáo vấn đề trên là những căn cứ nào?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt: Về việc Công ty Đỉnh Vòm phát hiện hiện nay có những người nhân danh Công ty TNHH Bằng Giang đang quản lý một con dấu khác ngoài con dấu đã bàn giao cho Công ty Đỉnh Vòm sau khi ký kết thỏa thuận mua bán công ty ngày 3/5/2012. Công ty Đỉnh Vòm phát hiện sự việc nêu trên là do ngày 9/6/2017, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 2384/SKHĐT-ĐKKD trả lời về nội dung đề nghị của Công ty Đỉnh Vòm là căn cứ vào việc “ngày 5/6/2017, Công ty TNHH Khách sạn Bằng Giang đã xuất trình cho Phòng đăng ký kinh doanh bản hợp đồng hợp tác kinh doanh về việc khai thác, sử dụng địa điểm kinh doanh lập ngày 27/4/2017 giữa Công ty TNHH Bằng Giang và cá nhân ông Đào Trọng Thắng; theo đó, phương thức tham gia góp vốn hợp tác kinh doanh như sau: (i) Bên A (Công ty TNHH Bằng Giang) đồng ý cho bên B (ông Đào Trọng Thắng) khai thác, sử dụng toàn bộ diện tích quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên A tại địa chỉ số 01, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa; (ii) Bên B tham gia hợp đồng bằng việc góp vốn đầu tư trang thiết bị, quản lý vận hành liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn, dịch vụ ăn uống; (iii) Bên A và bên B đồng ý thành lập 01 pháp nhân mới với tên: Công ty TNHH MTV Khách sạn Bằng Giang tại địa chỉ số01 Lê Lợi, phường Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa”.
Theo đó, từ 3/5/2012 sau khi kí biên bản thỏa thuận mua bánthì Công ty Bằng Giang đã bàn giao lại tài sản, trong đó có con dấu Công ty cho Công ty Đỉnh Vòm và từ đó đến nay Công ty Đỉnh Vòm vẫn đang tiếp tục quản lý và chưa bao giờ mang ra sử dụng. Như vậy, việc phát sinh một văn bản có con dấu của Công ty TNHH Bằng Giang vào ngày 27/4/2017 cho thấy đã có phát sinh một con dấu khác của Công ty TNHH Bằng Giang.
Đó là chứng cứ khẳng định Bằng Giang có một con dấu khác ngoài con dấuđã bàn giao cho Công ty Đỉnh Vòm và con dấu đó đã được gửi đến cơ quan nhà nước một cách đàng hoàng xin đăng kí kinh doanh cho Công ty TNHH MTV khách sạn Bằng Giang.
Công ty Đỉnh Vòm đã có đơn gửi đến cơ quan chức năng của TP Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa về việc này nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã cố tình phớt lờ và cấp đăng kí kinh doanh cho ông Đào Trọng Thắng là người đã kí bán Công ty và giao con dấu cho Công ty Đỉnh Vòm.
Con dấu Công ty Đỉnh Vòm không quản lý
Đối chiếu với các quy định của pháp luật thì một công ty có thể sử dụng nhiều hơn một con dấu để phục vụ nhu cầu kinh doanh, vậy cụ thể đối với Công ty Bằng Giang liệu phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt: Theo quy định pháp luật về việc quản lý con dấu của Bộ Công an thì việc được cấp thêm con dấu chỉ xảy ra trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, một là công ty có nhu cầu để sử dụng đến con dấu thứ hai. Trong trường hợp muốn có thêm một con dấu thứ hai, thì việc đề nghị cấp thêm con dấu thứ hai phải có con dấu thứ nhất để đóng vào văn bản đề nghị cấp con dấu thứ hai đó (quy định tại Thông tư 07/2010/TT-BCA). Mà từ thời điểm 2012 đến nay Công ty Đỉnh Vòm là bên quản lý và không hề đưa ra sử dụng.Rõ ràng, tôi khẳng định Công ty Bằng Giang sẽ không có con dấu để thực hiện cách thức đó để xin cấp thêm con dấu khác.
Chỉ còn hình thức thứ hai, theo quy định của pháp luật là các cá nhân thuộc Công ty TNHH Bằng Giang đã trình báo mất con dấu (mặc dù mình đã tự nguyện bàn giao con dấu theo trong một biên bản thỏa thuận mua bán đang được thực hiện và đang giải quyết).
Đến nay, chưa có một văn bản nào có hiệu lực xác định hợp đồng đó là vô hiệu vì vậy việc trình báo mất con dấu rõ ràng là hình thức gian dối và kê khai nhằm có những thủ đoạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo.
Thưa ông, nếu như vậy thì hệ lụy pháp lí sẽ xảy ra với Công ty Bằng Giang và Công ty Đỉnh Vòm như thế nào?
Luật sư Nguyễn Quốc Việt: Trong trường hợp cụ thể này thì có rất nhiều hệ lụy trước mắt,cụ thể:
Thứ nhất, chính là việc dẫn đến một tranh chấp không đáng có và vi phạm pháp luậtnghiêm trọng đốivới quyền quản lý khách sạn tại số 1 đường Lê Lợi, P.Trường Sơn, TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.Trên cơ sở có con dấu thứ hai của Công ty Bằng Giang, Sở Kế hoạch Đầu tư Thanh Hóa mới cấp đăng kí kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Khách sạnBằng Giang - hợp thức hóa cho việc quản lý và kinh doanh trái phép trên tài sản rõ ràng đang tranh chấp. Việc đó không khác gì là hợp thức hóa cho hành động vi phạm pháp luật.
Tôi nhận định, hành động dùng vũ lực để chiếm đoạt lại quyền quản lý tài sản đã bàn giao theo hợp đồng kinh tế của lãnh đạo Công ty Bằng Giang là hành vi vi phạm pháp luật hình sự rất rõ ràng.
Việc Sở Kế hoạch& Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp đăng kí kinh doanh cho một đơn vị khác tại địa chỉ đang tranh chấp là việc không thể chấp nhận được và chắc chắn là sẽ ảnh hưởng quyền lợi, trách nhiệm của nhiều người và nhiều cơ quan trong quá trình giải quyết vụ việc này.
Hệ lụy thứ hai, được biết là hệ quả tiếp theo chúng ta có thể suy đoán là: hiện nay, một trong những căn cứ quyết định Giám đốc thẩm đối với bản án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Công ty TNHH Bằng Giang và Công ty Đỉnh Vòm là việc phát sinh một văn bản thỏa thuận góp vốn của cá nhân, trong đó có đóng dấu của Công ty Bằng Giang vào năm 2009 (cơ quan Tòa án xác định là cấp Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm đưa thiếu người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng).
Theo các hồ sơ có tại tòa án, thì chưa chứng minh được văn bản từ năm 2009 có thực sựtồn tại trước khi có quyết định Giám đốc thẩm hay không.Nay, Công ty Đỉnh Vòm đã có đơn đề nghị các cơ quan pháp luật thẩm định và giám định nhằm làm rõ con dấu trên văn bản của người góp vốn năm 2009 là con dấu đã được bàn giao cho Công ty Đỉnh Vòm và được sử dụng trước năm 2012 hay là con dấu mới (con dấu được đóng trên văn bản đề nghị cấp giấy đăng kí kinh doanh đã nộp cho Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa tức là con dấu đó được sử dụng sau này để hợp thức hóavăn bản từ năm 2009).
Đó là một yếu tố rất quan trọng liên quan đến kết quả của việc giải quyết vụ việc như thế nào nếu Bằng Giang sử dụngcon dấu được cấp sau để đóng vào văn bản trước đây (năm 2009). Điềuđó có nghĩa là những người nhân danh Công ty Bằng Giang tạo ra một tài liệu giả mạo, vi phạm quy định của Nhà nước, kết hợp với các hành vi chiếm đoạt lại quyền quản lý tài sản thì nó có thể dẫn đến là một vụ án hình sự trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.