Cần tận dụng cơ hội để thu hút khách hàng Mỹ
(TBKTSG) Tại hội thảo về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Amcham và Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức ngày 10-7, ông Mark Gillin, Chủ tịch của Amcham, cho biết, TPP đang tạo một dòng dịch chuyển đơn hàng cũng như đầu tư sang các nước thành viên TPP. Trong thời gian gần đây, cũng có một số công ty Mỹ đang dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Nhưng dù tận dụng TPP hay các FTA khác, để thu hút khách hàng Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải có quan hệ trực tiếp (one-on-one) với các khách hàng này.
Tuy nhiên, hiện các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng xuất khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy, trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng được mối quan hệ trực tiếp này với khách hàng Mỹ vốn có chuỗi cung ứng, và các quy trình cung ứng đã được thiết lập chặt chẽ, ông Gillin cho biết.
Theo ông Herb Cochran, Giám đốc điều hành AmCham tại TPHCM, các doanh nghiệp lớn của Mỹ, như Walmart, đều có quy trình chi tiết để quản lý quan hệ với nhà cung ứng. Do đó, để trở thành nhà cung ứng trực tiếp cho khách hàng Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu để đáp ứng yêu cầu về nhà cung ứng.
Chẳng hạn như Walmart yêu cầu việc thực hiện các giao dịch hoá đơn điện tử, nhà máy phải được kiểm toán trước khi cung ứng hàng cho Walmart, phải có bảo hiểm,…. Ngoài ra, nhiều khách hàng Mỹ còn đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có một số chứng nhận, như mã số DUNS – giúp khách hàng xác định được tính pháp lý, khả năng tài chính,… của nhà cung ứng.
T.Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gỡ điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực phát triển khoa học công nghệ
Giá vàng ngày 5/2/2025: Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh, SJC quay đầu giảm
Bộ Công Thương: Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
Lãi suất ngân hàng tăng mạnh sau Tết, cao nhất lên đến 9%
Giá ngoại tệ ngày 5/2/2025: USD giảm nhẹ sau chính sách áp thuế của ông Donald Trump
Giá heo hơi ngày 5/2/2025: Miền Nam tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 72.000 đồng/kg