Xã hội

Cảnh báo: 15 tỉ cây bị triệt hạ mỗi năm trên Trái đất

Bạn có tin, mỗi năm có tới 15 tỉ cây bị đốn hạ do các hành động của con người.

Theo một nghiên cứu mới đây, số lượng cây trên Trái đất chỉ còn một nửa kể từ khi loài người xuất hiện, và hiện có tới 15 tỉ cây bị triệt hạ hàng năm. Các nhà khoa học thuộc ĐH Yale cho biết, hiện nay Trái đất có 3 nghìn tỉ cây trên toàn thế giới, nhưng mỗi năm có tới 15 tỉ cây mất đi do nạn chặt phá rừng, quản lý rừng, và thay đổi mục đích sử dụng đất.

Thảm thực vật trên Trái đất đã bị triệt hạ một nửa kể từ khi loài người xuất hiện
Thảm thực vật trên Trái đất đã bị triệt hạ một nửa kể từ khi loài người xuất hiện.

Theo các nhà nghiên cứu, Trái đất đã từng có tới gần 6 nghìn tỉ cây khi loài người xuất hiện vào 11.700 năm về trước. Tuy nhiên đến nay, phân nửa trong số đó đã biến mất do tác động của chúng ta. 

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu về số lượng cây trên 400.000 khu rừng. Họ sử dụng các ảnh chụp vệ tinh để đánh giá mật độ của rừng, dựa trên một số đặc điểm riêng của từng vùng như khí hậu, điều kiện đất đai, tác động con người… để đưa ra các con số gần đúng nhất.

Trái đất đã từng có tới gần 6 nghìn tỉ cây.
Trái đất đã từng có tới gần 6 nghìn tỉ cây.

Kết qủa là, hiện nay Trái đất còn lại 3,04 nghìn tỉ cây, nhiều hơn gấp 8 lần so với các dự đoán trước đó. Trong đó, phần lớn khu vực có diện tích rừng lớn thuộc về các nước nhiệt đới, chiếm khoảng 43% số lượng cây trên thế giới. Những khu rừng thuộc Nga, Scandinavia, và Bắc Mỹ cũng có mật độ cây cối dày đặc.

Cảnh phá rừng tại rừng rậm Amazon - khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Cảnh phá rừng tại rừng rậm Amazon - khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.

Theo Thomas Crowther từ ĐH Yale khoa nghiên cứu Rừng và môi trường: “Cây cối là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trên Trái đất, nhưng chúng ta chỉ mới nắm bắt được sự phân phối của chúng mà thôi”. Ông hi vọng rằng, nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho các mô hình tính toán về giảm lượng carbon, ngăn chặn qúa trình biến đổi khí hậu trở nên chính xác hơn. 

Bên cạnh đó, ông cũng cho biết: “Loài người đã tàn phá một nửa số lượng cây cối trên Trái đất, và dường như chúng ta chưa dừng lại ở đó. Hậu quả nhãn tiền có thể thấy ngay trong sự biến đổi khi hậu toàn cầu, và tại chính sức khỏe của chúng ta”. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

 

Theo báo Tri thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo