Quốc tế

Catalonia trưng cầu dân ý đòi độc lập: Cái giá phải trả của hai bên?

Nhiều khả năng Catalonia sẽ tuyên bố độc lập và sẽ tách khỏi Tây Ban Nha. Câu hỏi đặt ra là cái giá mà cả hai bên sẽ phải trả cho quyết định đó.

Giáo sư Roberto Durán từ Đại học Công giáo Chile phân tích khách quan tình hình này. Theo ông, nếu Catalonia tách khỏi Tây Ban Nha thì điều đó sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của cả hai bên.

Khi một gia đình tan vỡ, thủ tục ly hôn không chỉ là nỗi niềm cay đắng, mà trong nhiều trường hợp cũng là các vấn đề phức tạp liên quan đến việc phân chia tài sản chung. Tình hình tương tự đang xảy ra ở Tây Ban Nha. Những người ủng hộ nền độc lập của Catalonia và những người quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước đều đưa ra nhiều ý kiến giải thích lập trường của mình.

Catalonia trưng cầu dân ý đòi độc lập: Cái giá phải trả của hai bên?

Theo ông Durán, trong nền kinh tế Tây Ban Nha có 3 khu vực quan trọng nhất. Nhờ vùng phía Nam với nền nông nghiệp phát triển cao, Tây Ban Nha có thể giữ vị trí cao trong Liên minh châu Âu. Xứ Basque đảm bảo 2/3 tổng sản lượng công nghiệp của Tây Ban Nha, còn đặc trưng quan trọng của Catalonia là hoạt động kinh tế rất tích cực.

"Barcelona là một trung tâm tài chính quan trọng của lưu vực Địa Trung Hải. Thành phố này sánh được với London. Barcelona là rất quan trọng đối với nền kinh tế Tây Ban Nha. Do đó, một số tổ chức tài chính vô cùng lo lắng nếu Catalonia thực sự trở nên độc lập", ông Durán nói.

Họ đang áp dụng một số biện pháp phòng ngừa: rút một phần đáng kể tài sản và văn phòng từ Catalonia sang các vùng khác của Tây Ban Nha: đến Madrid, San Sebastian và Murcia.

"Họ làm như vậy để có khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh trong trường hợp Catalonia tuyên bố độc lập. Phần còn lại của Tây Ban Nha có thể vượt qua tình huống phức tạp như vậy. Tuy nhiên, quyết định về sự độc lập sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế của cả Tây Ban Nha và Catalonia vào thời điểm khi cả hai đều đang trên đà tăng trưởng", chuyên gia nói thêm.

Ví dụ, hai đại diện chính của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha đã đóng cửa văn phòng tại Catalonia: công ty Sabadell chuyển đến Alicante, còn hệ thống ngân hàng CaixaBank — đến Valencia. Về phần mình Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua đạo luật hỗ trợ các công ty chuyển từ Catalonia đến nơi khác.

 

"Có một vấn đề rất quan trọng: Catalonia sẽ làm gì để đối phó với thất nghiệp (hiện nay đạt 12%) nếu không có những khoản đầu tư lớn từ nước ngoài. Thêm vào đó, 9% dân số trong khu vực là những người thụ động và không làm việc. Nếu Catalonia giành được độc lập, thì trong những năm tới sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải",- chuyên gia cho biết.

Nếu những người theo dân tộc chủ nghĩa tại vùng Catalonia đạt được mục đích của họ, thì nhiều vùng khác trên khắp châu Âu sẽ tỏ ý muốn làm theo tấm gương của họ. Trong 15 năm tới, EU sẽ phải quyết định phải làm gì với những yêu sách như vậy. Người Catalan có thể nêu một tấm gương xấu. Chính bởi vậy Brussels ủng hộ Tây Ban Nha", ông Durán kết luận.

Nên đọc
theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo