Xã hội

Chặt chuyển 1.300 cây xanh: Sẽ thay thế bằng cây Giáng Hương

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thành phố sẽ trồng lại hơn 1.400 cây Giáng Hương, hơn với số cây bị đánh chuyển đi.

Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết, phương án mở rộng đường Phạm Văn Đồng được Hà Nội phê duyệt năm 2013, theo tin tức trên báo Lao động.

Đến năm 2016, thành phố cho điều chỉnh thiết kế mới ra mặt cắt hoàn thiện. Việc mở rộng vành đai 3 rất cần thiết. Ngoài việc giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư phải lập kế hoạch di chuyển, giữ nguyên vị trí cây xanh đường Phạm Văn Đồng. 

Hàng cây xà cừ ở đường Phạm Văn Đồng nhìn từ trên cao. Ảnh Cao Nguyên/Lao động.

Trong trường hợp bất khả kháng, đơn vị thi công mới phải chặt hạ cây xanh. Ông Lê Văn Dục khẳng định, việc mở rộng đường Phạm Văn Đồng vô cùng quan trọng, cấp thiết vì tuyến đường này lượng xe cộ quá lớn, ùn tắc gần như thường xuyên.

Về số lượng cây phải đánh chuyển, ông Dục cho biết, thông tin đánh chuyển hơn 1.000 cây mới chỉ là phương án của đơn vị tư vấn Tedi đề xuất với chủ đầu tư. 

Sau khi chủ đầu tư đưa lên, Sở Xây dựng sẽ tập hợp lại, báo cáo thành phố. Tuy nhiên, Sở cũng như thành phố sẽ cố gắng hết sức giảm chặt hạ được cây nào tốt cây đó.

Khi trả lời báo chí, ông Dục luôn nhấn mạnh rằng mấy từ “di chuyển, giữ nguyên vị trí và bất khả kháng thì đánh hạ để thi công”. Quan điểm của thành phố không phải chặt hạ là hàng đầu, mà sẽ cố gắng đánh chuyển để sử dụng vào mục đích khác.

“Với công nghệ mới, có các đơn vị đủ kinh nghiệm, tôi tin rằng có thể đánh chuyển được, cây sống được nhiều”, ông Dục nói. Sau khi đánh chuyển các cây này, ông Dục cho biết thành phố sẽ trồng lại hơn 1.400 cây Giáng Hương, số lượng hơn với số cây bị đánh chuyển đi. Như vậy, đường Phạm Văn Đồng sẽ có đủ cây tầm trung, cây tầm cao, cây tầm thấp và thảm ở dưới.

 

Trả lời câu hỏi của VnMedia về việc tại sao không có chủ trương nhưng lại tổ chức họp lấy ý kiến, ông Dục cho biết, do nhiều người có ý kiến rằng cây xà cừ rễ chùm, không phù hợp với đô thị Hà Nội nên Sở đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến chung.

 Dự án đầu tư xây dựng cầu cạn đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long thuộc đường vành đai III thành phố Hà Nội có điểm đầu là quận Cầu Giấy và quận Bắc Từ Liêm, trong đó có đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h; cầu cạn xây dựng vĩnh cửu bằng thép và bê tông cốt thép. Tổng chiều dài tàon dự án là hơn 5,3km.

Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 5.343 tỷ đồng từ vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng trong nước. Dự kiến khởi công Quý III/2017 và hoàn thành Quý IV/2019.

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Lao động, Vnmedia)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo