Châu Á đối mặt nguy cơ cuộc khủng hoảng tên lửa Triều Tiên?
Các hệ thống này sẽ báo động cho dân sơ tán nếu Triều Tiên thực hiện đợt phóng tên lửa ra. Trong khi đó, theo các cuộc thăm dò dư luận, phần lớn người Nhật tán thành kịch bản sử dụng vũ lực nếu sắp xảy ra cuộc tấn công của Triều Tiên. Hơn nữa, Nhật Bản đang xây dựng những hầm trú ẩn và chuẩn bị cho "Thế chiến thứ III".
Theo các nhà sử học, trong thời gian cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, thế giới đã tiến gần nhất đến bờ vực chiến tranh hạt nhân toàn cầu. Gần 55 năm đã trôi qua, và thế giới lại một lần nữa lo ngại theo dõi diễn biến tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Nguyên nhân của sự lo ngại là những quả tên lửa. Chủ tịch Kim Jong-un đã nhiều lần tuyên bố rằng, Bình Nhưỡng sẽ củng cố tiềm lực hạt nhân để tấn công vào các mục tiêu Mỹ.
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Vladimir Yevseyev cho biết "Nước Mỹ đã có những hành động khiêu khích Triều Tiên. Đáp trả hành động này, Triều Tiên đã giới thiệu những mẫu vũ khí mới tại cuộc diễu hành, còn Nhật Bản đã tỏ ra sự lo ngại về các loại vũ khí mới của Bình Nhưỡng. Rõ ràng là Triều Tiên đạt thành công trong việc phát triển kỹ thuật tên lửa và công nghệ vũ trụ. Dù Bình Nhưỡng chưa hoàn thiện năng lực tên lửa, nhưng nước này vẫn sở hữu kho hạt nhân.
Trong tình huống này, bất kỳ hành động khiêu khích là rất nguy hiểm. Triều Tiên cũng sẽ không ngừng chương trình hạt nhân. Vì thế cần phải cố gắng đạt thỏa thuận về hạn chế tiềm năng tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Không phải loại bỏ mà hạn chế tiềm năng hạt nhân đổi lấy những nhượng bộ đáng kể. Theo tôi, chỉ có cách này mới có thể xoa dịu tình hình".
Liệu hiện nay Triều Tiên là "một đe dọa nghiêm trọng" đối với Nhật Bản? "Rõ ràng là Nhật Bản thổi phồng quá mức mối đe dọa từ phía Triều Tiên, báo chí mô tả các loại kịch bản ngày tận thế. Mặc dù không có logic để cho rằng, Triều Tiên có thể giáng đòn tấn công phủ đầu. Đối với nước này đây là một hành động tự tử, — chuyên gia Valery Kistanov, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, nhận xét.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump là người khó dự đoán, điều đó thấy được rõ sau các vụ không kích của Mỹ ở Syria và Afghanistan. Những hành động của Trump trên bán đảo Triều Tiên cũng khó dự đoán. Mỹ muốn thay đổi chế độ của Bình Nhưỡng thân Mỹ. Mục tiêu của Mỹ là hiện diện một cách an toàn trên toàn bộ bán đảo Triều Tiên, không gặp trở ngại khi bố trí các loại vũ khí chiến lược không chỉ ở Hàn Quốc, mà còn ở Triều Tiên - giáp biên giới Trung Quốc. Và sử dụng bán đảo Triều Tiên như một bàn đạp để gây áp lực lên Trung Quốc ".
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhà Đông phương học người Nga, Georgy Toloraya, một chuyên gia về Triều Tiên, hiện nay không có nguy cơ xảy ra một vụ va chạm giữa các cường quốc:
"Không ai có ý định gây ra cuộc thế chiến mới vì chương trình tên lửa hạt nhân của Triều Tiên. Đây không phải là Iraq, không phải là Libya và thậm chí không phải là Syria. Cuộc chiến như vậy có thể gây ra thiệt hại rất lớn vì thế Mỹ không muốn thực hiện bước đi này. Và Hàn Quốc cũng không muốn chiến đấu chống lại Triều Tiên, không muốn "rơi vào cối xay" cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc".
Trong tình huống này lối thoát tốt nhất là nối lại cuộc đàm phán sáu bên để tình hình trên bán đảo Triều Tiên không đi vào chỗ bế tắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo