Quốc tế

Châu Âu không thể lập "Schengen Quân sự" nếu thiếu NATO?

(DNVN)-Theo nhận định của giới phân tích, châu Âu sẽ không thể thiết lập hệ thống phòng thủ riêng của mình nếu không có Mỹ và NATO.

Trong một cuộc phỏng vấn với RT, ông Ivan Konovalov, Giám đốc Trung tâm Môi trường Chiến lược có trụ sở tại Moscow đã tỏ thái độ nghi ngờ về khả năng châu Âu trong việc thiết lập hệ thống phòng thủ riêng của mình nếu không có Mỹ và NATO

Nhận định của ông Ivan Konovalov đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Italia Roberta Pinotti phát biểu với tờ Il Messaggero hồi cuối tuần trước rằng, Italia, Pháp, Đức và Tây Ban Nha nên đẩy mạnh hợp tác lẫn nhau để lập "Schengen Quân sự".

Giới chuyên gia cho rằng, châu Âu không thể lập "Schengen Quân sự" nếu thiếu NATO.

Tờ báo trên dẫn lời Bộ trưởng Pinotti cho hay, 4 quốc gia này nên cân nhắc việc hợp tác nhiều hơn để đảm bảo chắc chắn việc thiết lập "Schengen Quân sự" diễn ra càng sớm càng tốt. 

Theo bà Pinotti, NATO coi những nỗ lực thông nhất của châu Âu có vai trò quan trọng trong việc đối phó với chiến lược phòng thủ nhằm thúc đẩy khả năng phòng thủ của châu Âu. 

Đáng chú ý là, trong một bài báo hồi năm ngoái do nhật báo Le Monde của Pháp đăng tải, bà Pinotti đã viết rằng, mục đích của sáng kiến này sẽ không phải là việc tạo lập một "Quân đội châu Âu", mà là một "Lực lượng Đa quốc gia châu Âu".

Theo nữ Bộ trưởng Quốc phòng Italia, lực lượng này sẽ bao gồm một ngân sách và chỉ huy chung, và sẽ không cạnh tranh với NATO mà là bổ sung cho liên minh. 

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia Ivan Konovalov miêu tả việc bà Pinotti thúc đẩy thành lập Schengen Quân sự châu Âu như một thông điệp cho tân Tổng thống Mỹ Donald Trump - người nhiều lần chỉ trích NATO như một tổ chức "lỗi thời", đồng thời kêu gọi "đóng góp chi tiêu công bằng trong khối đồng minh quân sự này. 

 

Chuyên gia Konovalov có cái nhìn ảm đạm về triển vọng Schengen Quân sự - hệ thống mà ông cho là sẽ không thể đối phó được với những thách thức hiện nay. 

"Châu Âu hiện đại không sẵn sàng cho một cuộc đối đầu thực sự với một kẻ thù thực sự. Họ không thể đối đầu với những kẻ khủng bố và giải quyết một vấn đề bởi vì những giá trị tự do đã được tuyên bố đi ngược lại với tình hình thực tế vốn đang càng bị đe dọa nhiều hơn. Kẻ thù chỉ có thể bị đối đầu bằng cách sử dụng vũ lực và bất kỳ lời cầu xin nào đều vô dụng", ông nhấn mạnh. 

Ngược lại, chuyên gia quân sự Nga Konstantin Sivkov phát biểu với RT rằng, ngay cả khi Mỹ quyết định rút binh lính khỏi châu Âu, tiến trình này sẽ tốn nhiều năm. Điều đó đồng nghĩa rằng các quốc gia châu Âu sẽ phải có thời gian để tạo lập các lực lượng phòng thủ cho riêng mình. 

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo