Châu Âu “thèm khát” dự trữ ngoại hối Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu đã đẩy nhiều nền kinh tế trong khu vực rơi vào cảnh “kẹt” tiền mặt nghiêm trọng, và điều này khiến các nước châu Âu đang phải ra sức “ve vãn” Trung Quốc, với hy vọng sẽ Bắc Kinh sẽ hỗ trợ họ bằng một gói giải cứu tài chính.
Tuy nhiên, việc châu Âu “thèm khát” khoản dự trữ ngoại hối của Trung Quốc nhằm “xoa dịu” các thị trường toàn cầu và hạ mức lãi suất trái phiếu chính phủ, càng khiến Trung Quốc có cơ hội để "mặc cả," trong đó yêu cầu công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường và nới lỏng hạn chế nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao từ nước này.
Các tổ chức nhân quyền và các lực lượng phản đối khác đã cảnh báo rằng việc nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc sẽ khiến phương Tây phải chịu “nhún nhường” hơn nữa đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong nhiều lĩnh vực. Nhằm siết chặt các thỏa thuận, các nhà đàm phán Trung Quốc sẽ đòi hỏi châu Âu đưa ra các điều kiện bảo vệ đồng nội tệ của họ, bao gồm các điều khoản tín dụng ưu đãi hoặc sự bảo đảm trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên xấu đi.
Kho dự trữ ngoại hối có giá trị khoảng 3.000 tỷ USD của Trung Quốc vẫn là một “miếng mồi nhử” hấp dẫn đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
François Godement và Jonas Parello-Plesner, hai nhà nghiên cứu chính sách cao cấp về quan hệ đối ngoại của hội đồng châu Âu cho biết: “Mặc dù Mỹ cũng vay mượn nhiều từ Trung Quốc trong một thập kỷ qua, nhưng Washington không có bất kỳ sự nhượng bộ đáng kể nào đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, sự mất đoàn kết của châu Âu trong vấn đề quản lý nợ sẽ gây khó khăn hơn cho khu vực này trong việc tránh phải đưa ra các nhượng bộ dành cho Trung Quốc."
Hiện tại, Trung Quốc đã thâu tóm được một số tài sản chiến lược trên toàn cầu, bao gồm các hãng sản xuất xe hơi MG và Volvo, sở hữu một lượng lớn cổ phần tại các cảng và sân bay quốc tế, cũng như mua trái phiếu từ các nước châu Âu, góp phần tạo dựng thêm uy tín đối với các thỏa thuận của Trung Quốc trong tương lai.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, những người đang cố “lấy lòng” Trung Quốc, vẫn ngầm nghi ngờ về mục đích của Bắc Kinh đối với Liên minh châu Âu (EU).
Các hiệp hội sản xuất châu Âu lo ngại rằng để thu hút được các khoản cứu trợ từ Trung Quốc, châu Âu phải tiếp tục mở cửa cho các mặt hàng nhập khẩu của nước này, gây tổn thương cho các nhà sản xuất trong khu vực. Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Có tới 17% lượng hàng hóa nhập khẩu của EU là từ Trung Quốc, điều đó có nghĩa là EU đang làm lợi cho Trung Quốc nhằm ổn định nền kinh tế khu vực, trong khi vẫn duy trì nhu cầu đối với các loại hàng hóa “Made in China.”
Tuy nhiên, những áp lực trong nước và nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn có thể khiến các gói hỗ trợ mà nước này dành cho châu Âu bị hạn chế. Chuyên gia phụ trách về nghiên cứu thị trường Trung Quốc của Citi Group, Minggao Shen, nhận định rằng trong m ột vài năm tới, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ “kẹt” trong tình cảnh rất khó khăn mà chính nước này đã tạo ra, do các điều chỉnh chính sách.
Ông Minggao Shen ước tính Trung Quốc chỉ có thể cho châu Âu vay tối đa là 300 tỷ USD, trong tổng số 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này. Hiện vẫn có một số ý kiến phản đối sự giúp đỡ này.
Ông Chen Ping, Chủ tịch Sun TV, một hãng truyền hình độc lập của Trung Quốc, nói: “Nếu Trung Quốc vẫn có tiền để cứu châu Âu, vậy làm thế nào mà các chính quyền địa phương của nước này sẽ hoàn trả kịp các khoản nợ v ào cuối năm nay và năm tới? Họ sẽ không thể giải quyết vấn đề này, khi đó Trung Quốc có thể sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại châu Âu.”
Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát, giá bất động sản “leo thang,” khoảng cách giàu nghèo gia tăng, vấn nạn đất đai và tham nhũng. Các vấn đề nói trên, kết hợp với sự chuyển tiếp lãnh đạo vào năm tới sẽ biến sự ổn định của đất nước trở thành ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, và khi đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung giải quyết các vấn đề trong nước trước khi tham gia giúp đỡ các khu vực khác.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ điều chỉnh một số chính sách tiền tệ của nước này, đồng thời hy vọng sẽ thúc đẩy việc nới lỏng các chính sách thắt chặt tín dụng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của cường quốc châu Á này đang có xu hướng chậm lại.
Thông tin này được đưa ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc có nguy cơ gặp rủi ro bởi các khoản nợ xấu, cho vay tư nhân bùng nổ và giá bất động sản giảm mạnh.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, cũng như sự suy yếu trong lĩnh vực chế tạo của nước này đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo của Trung Quốc phải cân nhắc điều chỉnh các chính sách kinh tế.
Nhiều trang web và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và cảnh báo về những rủi ro nếu Trung Quốc tham gia vào quỹ cứu trợ châu Âu do lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ lãng phí tiền của vào việc cứu giúp các nước Eurozone đang ngập trong nợ nần.
Các tổ chức nhân quyền và các lực lượng phản đối khác đã cảnh báo rằng việc nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc sẽ khiến phương Tây phải chịu “nhún nhường” hơn nữa đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong nhiều lĩnh vực. Nhằm siết chặt các thỏa thuận, các nhà đàm phán Trung Quốc sẽ đòi hỏi châu Âu đưa ra các điều kiện bảo vệ đồng nội tệ của họ, bao gồm các điều khoản tín dụng ưu đãi hoặc sự bảo đảm trong trường hợp cuộc khủng hoảng trở nên xấu đi.
Kho dự trữ ngoại hối có giá trị khoảng 3.000 tỷ USD của Trung Quốc vẫn là một “miếng mồi nhử” hấp dẫn đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
François Godement và Jonas Parello-Plesner, hai nhà nghiên cứu chính sách cao cấp về quan hệ đối ngoại của hội đồng châu Âu cho biết: “Mặc dù Mỹ cũng vay mượn nhiều từ Trung Quốc trong một thập kỷ qua, nhưng Washington không có bất kỳ sự nhượng bộ đáng kể nào đối với Bắc Kinh. Trong khi đó, sự mất đoàn kết của châu Âu trong vấn đề quản lý nợ sẽ gây khó khăn hơn cho khu vực này trong việc tránh phải đưa ra các nhượng bộ dành cho Trung Quốc."
Hiện tại, Trung Quốc đã thâu tóm được một số tài sản chiến lược trên toàn cầu, bao gồm các hãng sản xuất xe hơi MG và Volvo, sở hữu một lượng lớn cổ phần tại các cảng và sân bay quốc tế, cũng như mua trái phiếu từ các nước châu Âu, góp phần tạo dựng thêm uy tín đối với các thỏa thuận của Trung Quốc trong tương lai.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, những người đang cố “lấy lòng” Trung Quốc, vẫn ngầm nghi ngờ về mục đích của Bắc Kinh đối với Liên minh châu Âu (EU).
Các hiệp hội sản xuất châu Âu lo ngại rằng để thu hút được các khoản cứu trợ từ Trung Quốc, châu Âu phải tiếp tục mở cửa cho các mặt hàng nhập khẩu của nước này, gây tổn thương cho các nhà sản xuất trong khu vực. Châu Âu hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Có tới 17% lượng hàng hóa nhập khẩu của EU là từ Trung Quốc, điều đó có nghĩa là EU đang làm lợi cho Trung Quốc nhằm ổn định nền kinh tế khu vực, trong khi vẫn duy trì nhu cầu đối với các loại hàng hóa “Made in China.”
Tuy nhiên, những áp lực trong nước và nguy cơ nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn có thể khiến các gói hỗ trợ mà nước này dành cho châu Âu bị hạn chế. Chuyên gia phụ trách về nghiên cứu thị trường Trung Quốc của Citi Group, Minggao Shen, nhận định rằng trong m ột vài năm tới, kinh tế Trung Quốc có thể sẽ “kẹt” trong tình cảnh rất khó khăn mà chính nước này đã tạo ra, do các điều chỉnh chính sách.
Ông Minggao Shen ước tính Trung Quốc chỉ có thể cho châu Âu vay tối đa là 300 tỷ USD, trong tổng số 3.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối của nước này. Hiện vẫn có một số ý kiến phản đối sự giúp đỡ này.
Ông Chen Ping, Chủ tịch Sun TV, một hãng truyền hình độc lập của Trung Quốc, nói: “Nếu Trung Quốc vẫn có tiền để cứu châu Âu, vậy làm thế nào mà các chính quyền địa phương của nước này sẽ hoàn trả kịp các khoản nợ v ào cuối năm nay và năm tới? Họ sẽ không thể giải quyết vấn đề này, khi đó Trung Quốc có thể sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ hơn cả cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại châu Âu.”
Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát, giá bất động sản “leo thang,” khoảng cách giàu nghèo gia tăng, vấn nạn đất đai và tham nhũng. Các vấn đề nói trên, kết hợp với sự chuyển tiếp lãnh đạo vào năm tới sẽ biến sự ổn định của đất nước trở thành ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, và khi đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung giải quyết các vấn đề trong nước trước khi tham gia giúp đỡ các khu vực khác.
Mới đây, Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ điều chỉnh một số chính sách tiền tệ của nước này, đồng thời hy vọng sẽ thúc đẩy việc nới lỏng các chính sách thắt chặt tín dụng, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của cường quốc châu Á này đang có xu hướng chậm lại.
Thông tin này được đưa ra sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc có nguy cơ gặp rủi ro bởi các khoản nợ xấu, cho vay tư nhân bùng nổ và giá bất động sản giảm mạnh.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu, đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, cũng như sự suy yếu trong lĩnh vực chế tạo của nước này đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo của Trung Quốc phải cân nhắc điều chỉnh các chính sách kinh tế.
Nhiều trang web và các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và cảnh báo về những rủi ro nếu Trung Quốc tham gia vào quỹ cứu trợ châu Âu do lo ngại rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ lãng phí tiền của vào việc cứu giúp các nước Eurozone đang ngập trong nợ nần.
(TTXVN/Vietnam+)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo