Chỉ số giá tiêu dùng cả nước tháng 9 tăng tốc
Các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 8 là do các quyết định hành chính, cụ thể là nhóm giáo dục. Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, trong tháng, có 10 nhóm CPI tăng như nhóm: Giao thông với 0,55%, Văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,18%, may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14%....chỉ riêng có nhóm hàng dịch vụ viễn thông giảm 0,07%.
Đặc biệt, chỉ số giá nhóm giáo dục đã tăng mạnh nhất với mức 7,19% so với tháng trước trong đó dịch vụ giáo dục (học phí) đã tăng 8,36% so với tháng trước. Chỉ số nhóm giáo dục tăng mạnh nhất là do ở 53 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã điều chỉnh mức tăng học phí vào đầu năm học. Ngoài ra, trong tháng, nhu cầu mua sắm đồ dùng học tập như quần áo, mũ nón, sách vở gia tăng.
Đáng chú ý, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống sau 2 tháng giảm liên tiếp, chỉ số giá nhóm hàng này đã quay đầu tăng trở lại khi ghi nhận ở mức 0,09% so với tháng trước, trong đó lương thực tăng 0,16%, thực phẩm tăng 0,1% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,04%...
Ở chiều ngược lại, các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 8 là do nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,07% so với tháng trước.
Trong tháng 9 năm nay, 2 mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá chung là vàng và đô la Mỹ tiếp tục diễn biến trái chiều khi ghi nhận ở các mức tương ứng giảm 0,36% và tăng 0,07% so với tháng trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Danh tiếng 'vua sầu riêng' thế giới gọi tên Việt Nam
Kinh doanh online hết thời trốn thuế
Giá heo hơi ngày 11/1/2025: Miền Bắc vươn lên dẫn đầu với mức 69.000 đồng/kg