Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 cả nước tăng 1,25%
Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/1 cho thấy CPI tháng 1 tăng ở 10/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,03-7,4%; trong đó tăng cao nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế, tăng thấp nhất là nhóm giao thông. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%.
Theo Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục thống kê Nguyễn Đức Thắng, CPI tháng 1 tăng chủ yếu là do hàng chục tỉnh thành trong cả nước tiếp tục tăng giá viện phí và dịch vụ y tế như lộ trình mà ngành y tế đã công bố trong năm 2012 khiến cho giá dịch vụ y tế tăng tới 9,5%. Với việc điều chỉnh đồng loạt này, nhóm y tế đã đóng góp 0,44% vào mức tăng CPI chung.
Tuy nhiên, điều lo ngại nhất mà các chuyên gia kinh tế cảnh báo lại không xảy ra khi nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong Rổ hàng hóa chung là hàng ăn và dịch vụ ăn uống-nhóm hàng thiết yếu thường tăng giá rất mạnh trong tháng chuẩn bị Tết Nguyên đán lại chỉ tăng 1,34%; trong đó, lương thực tăng 0,15%, thực phẩm tăng 1,96%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,6%.
Theo Tổng cục Thống kê, để góp phần kiềm chế việc tăng giá tiêu dùng trong tháng 2 - tháng Tết Nguyên đán, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan cần tiếp tục có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương đảm bảo dự trữ lượng hàng thực phẩm cần thiết, tránh hiện tượng cung không đáp ứng cầu gây sốt giá cục bộ.
Hiện hai địa phương lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã triển khai dự trữ lương thực, thực phẩm và những hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ.
Việt Huế (Theo TTXVN)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao giá vàng thế giới lao dốc hơn 2%?
Nhận diện động lực sẽ giúp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển
Giá ngoại tệ ngày 12/11/2024: USD tiếp tục tăng
Cảnh báo mạo danh Amazon để lừa đảo người tiêu dùng
Giá nông sản ngày 12/11/2024: Cà phê, hồ tiêu giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 12/11/2024: Duy trì mức giá cao trên toàn quốc