Chi thường xuyên tăng, ngân sách tiếp tục thâm hụt cao
VEPR dẫn số liệu từ Bộ Tài chính nhận định, bội chi ngân sách dù giảm so với năm 2015, nhưng vẫn còn vượt xa mức kế hoạch đưa ra hồi đầu năm. Theo đó, bội chi ngân sách năm 2016 ước tính ở mức 5,64% GDP, tương đương 254 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách ước đạt 1.039 nghìn tỷ đồng và bằng 102,4% so với dự toán. Trong khi đó, chi ngân sách lên tới 1.293 nghìn tỷ đồng, tương đương 106,3% dự toán.
Theo đánh giá của VEPR, việc sụt giảm nguồn thu do ảnh hưởng của giá dầu thô đã khiến cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng hai khoản mục thu từ dầu thô và thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, từ mức 12,1% và 19,7% năm 2014 xuống còn 7,1% và 18,1% năm 2015 và 4,0% và 16,6% năm 2014.
Để bù đắp hụt thu, Chı́nh phủ buộc phải đẩy mạnh các nguồn thu khác như thu thuế bảo vê ̣môi trường (4,1%) và thu tiền sử dụng đất (8,3%). Trong hai năm2014-2015, thu ngân sách từ hai nguồn này trong nửa đầu năm chı̉ chiếm khoảng 2,0% và 6,0% tổng thu NSNN.
Theo VEPR, trong cơ cấu chi ngân sách, tỷ trọng chi dành cho đầu tư phát triển đang có xu hướng giảm, từ mức trung bình 29% chi NSNN giai đoạn 2001-2010 xuống còn 25,6% giai đoạn 2011- 2015 và 20,1% ước tính năm 2016. Trong khi đó, chi thường xuyên duy trì trên 70% chi NSNN kể từ 2011 cho tới nay.
"Điều này dẫn tới tình trạng thu ngân sách chỉ đủ cho các khoản chi thường xuyên. Do vậy, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển buộc phải sử dụng các nguồn vốn vay, dẫn tới tình trạng nợ công gia tăng nhanh trong những năm gần đây", VEPR.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Đề xuất cho doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu có tỷ trọng tiêu thụ thấp
Vĩnh Phúc nỗ lực 'xanh' hoá để phát triển bền vững
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển