Quốc tế

Chìa khóa vượt khủng hoảng

Đâu là chìa khoá để giúp vượt qua khủng hoảng kinh tế cũng như khủng hoảng nợ công tồi tệ hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới? Với không ít nước, đó là chính sách khắc khổ “thắt lưng buộc bụng” song với Liên hợp quốc lại là “bảo vệ xã hội”.

Những chính sách bảo vệ xã hội, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chính là công cụ cơ bản để các nước vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay. Chính sách kinh tế chỉ tập trung vào lĩnh vực tài chính hay các biện pháp khắc khổ vốn được nhiều nước đang triển khai thực hiện - như nhận định của Tổng Giám đốc ILO Juan Somavia - trái lại chỉ làm tăng căng thẳng và gây tổn thất xã hội to lớn.



Lâm vào khủng hoảng kinh tế, các quốc gia thường gạt các vấn đề xã hội và môi trường sang một bên để nhăm nhăm vào những chính sách về kinh tế và tài chính. Chính sách kinh tế khắc khổ “thắt lưng buộc bụng” với sự tiết giảm ngân sách tối đa dành cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục... được thực thi tại nhiều quốc gia thực sự đã giáng thêm đòn nặng nề vào đại đa số người dân.



Theo ILO, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã đẩy thêm 30 triệu người lao động ra đường, nâng tổng số người thất nghiệp trên thế giới lên hơn 200 triệu người, trong đó80 triệu thanh niên, con số cao nhất từ trước đến nay. Số lao độngviệc làm không ổn định và thu nhập bấp bênh cũng lên tới 1,5 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. 



Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế còn làm giảm mức tăng lương 50%, giảm sự linh hoạt xã hội thông qua việc làm và đẩy ngày càng nhiều người vào làm các công việc bị trả lương thấp. ILO cảnh báo, bất bình đẳng đang gia tăng trên phạm vi toàn cầu, khoảng cách thu nhập ngày càng lớn và thanh niên hầu như không tìm được các việc làmchất lượng đã hiển hiện nguy cơ cả một “thế hệ thanh niên bị mất”.



Lối thoát cho khủng hoảng, theo Tổng Giám đốc ILO Somavia, là phải chuyển mô hình tăng trưởng không hiệu quả của nền kinh tế thế giới hiện nay cũng như xác định lại các ưu tiên. Người đứng đầu ILO nhấn mạnh, tăng trưởng dù là nhân tố không thể thiếu nhưng không còn là tiêu chuẩn then chốt để đánh giá nền kinh tế thế giới.

 

“Tạo việc làmchất lượng, đặc biệt cho thanh niên, giảm đói nghèo và các việc làm không chính thức, thúc đẩy phát triển các tầng lớp trung lưu cũng như cung cấp sự tiếp cận công bằng các cơ hội cần phải coi là các tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá thành công của nền kinh tế”, ông Somavia nhìn nhận. 


Phát triển bền vững cũng chính là chủ đề được hơn 120 lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đưa ra bàn thảo tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) diễn ra từ 20 đến 22/6 tới thành phố Rio de Janeiro của Brazil như là con đường đưa thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

 

 

Theo ANTĐ

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo