Pháp luật

Chiếm đoạt hơn 25 tỷ, chồng Á hậu nhận án 15 năm tù

Theo điều tra của nhà chức trách, Lê Trung Kiên, nguyên Tổng giám đốc CTCP Bất động sản Hà Nội, chồng của của một Á hậu đã dùng 25,2 tỷ đồng của 29 nhà đầu tư vào mục đích cá nhân, sau đó trốn ra nước ngoài.

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 24/11, TAND Hà Nội tuyên Lê Trung Kiên (44 tuổi, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Hà Nội (Hanoi Land) 15 năm tù tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Kiên từng là chồng một á hậu nổi tiếng, theo trên báo Zing.vn.

Trước đó, vào tháng 6-7/2009, cơ quan An ninh điều tra, Công an Hà Nội nhận được đơn tố cáo ông Kiên có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kêu gọi mua cổ phiếu của Tổng công ty Bất động sản Lilama Land, báo VietnamNet đưa tin.

Đầu năm 2007, Lê Trung Kiên thỏa thuận với ông Phạm Hùng – Tổng giám đốc công ty lắp máy Việt Nam Lilama về đề án thành lập Tổng CTCP Bất động sản Lilama Land.

Theo thỏa thuận, ngày 15/3/2007, ông Hùng đã ký thư mời các nhà đầu tư đăng ký tham gia góp vốn khi công ty Lilama Land được thành lập. Kiên đã sử dụng thư mời của ông Hùng và đề án thành lập Lilama Land để mời chào các nhà đầu tư góp tiền mua cổ phiếu của Lilama Land.

Lê Trung Kiên tại tòa. Ảnh: VietnamNet.

Từ ngày 9/4 đến 16/5/2007, Lê Trung Kiên thu của 72 nhà đầu tư tổng số tiền 75,2 tỷ đồng tiền mua cổ phiếu của công ty Lilama Land. Toàn bộ số tiền trên được chuyển vào tài khoản của công ty HaNoi Land do Kiên làm tổng giám đốc.

Ngày 9/5/2007, công ty Lilama triệu tập cuộc họp cổ đông sáng lập để bàn bạc thống nhất thành lập Tổng công ty Lilama Land nhưng công ty HaNoi Land do Kiên làm tổng giám đốc không được triệu tập.

Hội nghị đã chốt danh sách 6 đơn vị sáng lập tổng công ty Lilama Land gồm Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội; công ty BĐS Tân Long ; CTCP may Đức Giang ; Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam.

Ngày 17/5/2007, Tổng công ty Lilama Land chính thức công khai danh sách cổ đông sáng lập Tổng công Lilama Land trên phương tiện thông tin đại chúng. Các cổ đông nộp tiền cho Kiên không thấy công ty HaNoi Land có tên trong danh sách nên đã đòi tiền.

Lúc này, Kiên mời các nhà đầu tư đến công ty để làm việc, đưa ra 2 phương án: một là rút lại tiền góp vốn hoặc công ty HaNoi Land sẽ chuyển tiền góp vốn vào công ty Lilama Land như đã thỏa thuận.

 

Một số nhà đầu tư đã được Kiên trả lại tiền, số còn lại, vẫn có nhu cầu tiếp tục đầu tư vào Lilam Land thì Kiên lập danh sách 45 nhà đầu tư gửi sang Lilama Land.

Sau đó, có một số nhà đầu tư gửi đơn đến phòng PC46, Công an TP HN đề nghị can thiệp để rút lại tiền đầu tư.

Đến ngày 19/5/2007, Phòng PC46 mời Kiên đến trụ sở làm việc, thông báo nội dung trên và yêu cầu Kiên giữ nguyên 78,5 tỷ đồng có trong tài khoản của HaNoi Land.

Ngày 23/5/2007, Kiên gửi công văn đến PV46 yêu cầu cho rút tiền trong tài khoản để trả cho nhà đầu tư có yêu cầu được rút tiền.

Sau khi đề nghị trên được chấp thuận, ngày 25/5/2008, chủ tịch HĐQT công ty Lilama Land phê duyệt danh sách tiếp nhận 45 nhà đầu tư đã nộp tiền cho Kiên để mua cổ phiếu và yêu cầu Kiên chuyển toàn bố số vốn góp sang tài khoản công ty để thực hiện hợp đồng.

 

Còn 29 nhà đầu tư có nguyện vọng mua cổ phiếu, Kiên đã lập danh sách những nhà đầu tư này gửi sang Lilama Land chờ tiếp nhận để chuyển tiền. Tuy nhiên, Kiên đã không chuyển tiền của 29 nhà đầu tư trên sang công ty mà sử dụng đầu tư vào một số dự án.

Kiên khai đã dùng tiền mua tàu biển (tàu du lịch) ở nước ngoài và “chạy” xin một số dự án xây dựng ở trong nước nhưng không thành. Kiên không chứng minh và cung cấp được tài liệu liên quan.

VKS cho rằng, có căn cứ buộc Kiên phải chịu trách nhiệm hình sự về số tiền 25,2 tỷ đồng chiếm đoạt của 29 nhà đầu tư. Ngày 17/9/2008, Kiên đã bỏ trốn ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Đến ngày 17/7/2015, Kiên bị bắt theo quyết định truy nã cuả cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội.

Nên đọc
Công Danh (tổng hợp theo báo Zing.vn, VietnamNet)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo