Chiến đấu cơ F-35 từ boong tàu sân bay Mỹ mạnh đến cỡ nào?
Bài báo lưu ý rằng với việc tiếp nhận các chiến đấu cơ F-35 tàng hình đời chót trên các tàu sân bay, Hải quân Mỹ sẽ tăng thêm sức mạnh tấn công linh hoạt.
Liệu đe đọa này có phải là sự thật? Sputnik nêu ý kiến phân tích của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin. Về lý thuyết, sự xuất hiện F-35 boong tàu có thể đóng vai trò trong việc thay đổi cán cân so sánh lực lượng ở Thái Bình Dương, nâng cao cơ hội thành công của người Mỹ trong cuộc giao tranh đường không-đường biển tại khu vực.
Các chiến đấu cơ khó nhận biết với tầm xa hoạt động mở rộng cần tạo điều kiện cho nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ giáng đòn song song vào các trung tâm chỉ huy và thông tin liên lạc của đối phương, nhưng trong khi đó bản thân tàu sân bay vẫn đậu ở khoảng cách an toàn đến bờ biển nọ.
Rõ ràng là kẻ thù nhắm đến ở đây chủ yếu là Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, theo phương án chiến sự như vậy thì các tàu sân bay Mỹ vẫn nằm trong khu vực hiệu lực của các tên lửa đạn đạo chống hạm của Trung Quốc, đặc biệt là loại DF-26D.
Tên lửa này được cho là có tầm bắn 4.000 km, tức là vượt xa bán kính hoạt động của máy bay F-35C và F-35B. Tất nhiên, nếu tăng khoảng cách từ bờ biển Trung Quốc đến tàu sân bay, thì người Trung Quốc sẽ ngày càng khó phát hiện và theo dõi chuyển động của tàu sân bay Mỹ.
Còn về nhóm tàu sân bay tấn công của Trung Quốc thì lại ít có khả năng tạo đe dọa đáng kể với tàu sân bay Mỹ trong triển vọng gần. Mà thực ra trước họ cũng không đặt ra nhiệm vụ như vậy.
Mối đe dọa với các nhóm tàu sân bay tấn công có F-35 trên boong sẽ xuất phát từ tên lửa đạn đạo DF-26D, máy bay ném bom tầm xa H-6K và máy bay tàng hình J-20 khó nhận biết với tên lửa hành trình chống hạm, cũng như tên lửa chống hạm siêu thanh từ các tàu ngầm Trung Quốc.
Công tác tình báo và trinh sát của nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ do cơ số lớn các máy bay không người lái và vệ tinh do thám hải quân đảm trách.
F-35 là cỗ máy chiến đấu khá hoàn hảo. Nhưng nó được tạo ra trên cơ sở quan điểm chiến lược không ít sai lầm của những năm 1990, theo đó vị thế thượng phong trên biển và trên không của Mỹ được đảm bảo trong mọi điều kiện.
Chức năng cơ bản của F-35 là tấn công các mục tiêu ven bờ của đối phương, chứ không phải là đảm bảo tuyến phòng không cho nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ. Do đó, loại máy bay này không hẳn là tối ưu đối với tình hình hiện nay ở phần tây Thái Bình Dương.
Nó sẽ phải đương đầu với chiến đấu cơ của đối phương có radar mạnh, tên lửa "không-đối-không" tầm xa và vượt trội so với F-35 về số lượng vũ khí, tốc độ, khả năng cơ động và phạm vi bay.
Chiến đấu cơ Mỹ sẽ cần ngăn chặn cuộc tấn công ồ ạt của tên lửa hành trình vào tàu Mỹ và tiến hành tuần tra thường xuyên trên không để đảm bảo phòng thủ liên tục.
Liệu các các phi công điều khiển F-35 có thể hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh mới hay chăng, thì thời gian sẽ trả lời. Cho đến nay, không thể có giải đáp khẳng định cho câu hỏi này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo