Thị trường

Chính phủ nhận định khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%

(DNVN) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra nhận định rằng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 10% khó đạt được trong năm 2016.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình kinh tế xã hội 7 tháng qua đã có sự chuyển biến, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Đặc biệt, xuất khẩu thủy sản tăng 3,9%, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm 7%.

Tuy nhiên, Bộ này cho rằng nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, điển hình là tác động của thiên tai, hạn hán và xâm nhập mặn. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định, kịch bản tăng trưởng 6,7% là khó đạt được.

Ảnh minh họa.

Kéo theo đó là mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu khó đạt được 10% như mục tiêu đã đề ra trong năm 2016. Thêm vào đó, do sản phẩm trong nước có sức cạnh tranh yếu, cộng thêm việc các doanh nghiệp chưa khai thác tốt các thị trường và Hiệp định thương mại tự do cũng là những nguyên nhân dẫn đến dự báo khẩu khó tăng.

Trước đó, trong Báo cáo Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm công bố chiều 19/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra dự báo giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2016 của Việt Nam xuống còn 6% từ mức 6,2% đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.

Theo các chuyên gia WB, sau khi tăng trưởng mạnh năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã tăng chậm hơn trong nửa đầu năm 2016 với GDP ước tính chỉ tăng 5,5% so với mức 6,3% cùng kỳ năm ngoái. WB cho rằng, nguyên nhân giảm tốc độ tăng trưởng gồm tác động bất lợi của đợt hạn hán và xâm nhập mặn gần đây lên nông nghiệp và sản xuất công nghiệp đang có xu hướng tăng chậm lại.

“Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6%. Tuy tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam cần phải tiếp tục tái cơ cấu theo chiều sâu để tăng năng suất lao động” ông Achim Fock, quyền Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo